Tai nạn nhiều, phạt ít

CSGT xử lý đối tượng không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
CSGT xử lý đối tượng không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
TP - Theo báo cáo của cơ quan chức năng, năm 2011 cả nước thu được 1.856,8 tỷ đồng tiền phạt vi phạm an toàn giao thông (ATGT). Tiền ấy được sử dụng như thế nào? Điều gì phát lộ từ số lượng tiền phạt của mỗi địa phương?
CSGT xử lý đối tượng không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy
CSGT xử lý đối tượng không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Tính đến ngày 31-12-2011, xử phạt hành chính về vi phạm TTATGT của Bạc Liêu là 31 tỷ, Hà Nam 17 tỷ, Nam Định 23 tỷ, Quảng Ngãi 31 tỷ, Quảng Nam 26 tỷ, Phú Yên 19 tỷ, Bình Định 28 tỷ, Khánh Hòa 34 tỷ, Điện Biên 7 tỷ, Cao Bằng 10 tỷ, Hà Giang 2,5 tỷ vv...

Tổng cộng cả nước năm 2011 đã thu được 1.856,8 tỷ đồng từ phạt các chủ phương tiện vi phạm ATGT.

Những con số trên nói lên điều gì? Có ý kiến cho rằng, mỗi địa phương đều có đặc thù, mức độ, mật độ các phương tiện tham gia giao thông khác nhau, sự vi phạm không giống nhau, nên mức tiền thu được từ xử phạt nhiều ít cũng khác nhau là cái lẽ đương nhiên.

Nhưng tại buổi làm việc mới đây của ông Bộ trưởng Bộ GTVT và UBATGTQG với lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Ban ATGT tỉnh báo cáo: Trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh xảy ra 141 vụ TNGT làm chết 82 người, bị thương 144 người. So với cùng kỳ năm 2010, TNGT tăng 6 vụ (tăng 4,4%) số người chết tăng 21 người (tăng 34,4%). Tháng 1 - 2012 xảy ra 3 vụ TNGT làm 5 người chết, bị thương 5 người...

Tình trạng TNGT như thế nhưng cả năm 2011 toàn tỉnh Hà Giang chỉ xử phạt hành chính về vi phạm TTATGT được 2,5 tỷ!

So với tỉnh Cao Bằng, dù hoạt động giao thương không nhộn nhịp như Hà Giang, chỉ mỗi cửa khẩu nho nhỏ Tà Lùng nhộn nhịp xôm tụ, không thể bằng cửa khẩu Thanh Thủy của Hà Giang, nhưng Cao Bằng đã thu 10 tỷ tiền xử phạt vi phạm ATGT.

Một cán bộ nói thêm: Vừa rồi các đồng chí kêu nhiều tuyến đường bộ của Hà Giang hư nát xuống cấp, nhưng xin nhớ là các loại xe vận tải vận chuyển quặng (Hà Giang có nhiều mỏ quặng đang khai thác và xuất sang Trung Quốc-PV) nên có nhiều xe quá tải, quá khổ hoạt động thường xuyên trên các tuyến đó.

Vậy các cơ quan chức năng đã xử phạt bao nhiêu xe quá tải quá khổ phá đường như thế?

Không có câu trả lời. Ông Bí thư tỉnh ủy phát biểu thành thật rằng, ông bận nhiều việc nên chưa biết được con số tiền phạt chỉ có mức ấy.

Giờ giải lao, tôi thấy ông UBATGTQG tìm gặp ông đại diện ngành công an dự họp hỏi về những biên bản phạt những xe tải quá tải. Đồng chí ấy lúng túng không trả lời được.

Nhưng có lẽ không quá khó để trả lời dư luận ở Hà Giang từng xì xào rằng những chủ phương tiện quá tải quá khổ ấy đã phải làm luật để qua mặt CSGT! Mà tiền làm luật thì làm sao phản ánh thể hiện vào số lượng tiền phạt ATGT?

Từ nguồn của UBATGTQG, chúng tôi được biết, chưa thể nói là triệt để kiên quyết, nhưng gần đây tỉnh Đồng Nai (tất nhiên việc giao thương trên địa bàn tỉnh tấp nập cũng như các phương tiện tham gia giao thông xôm tụ) đã mạnh tay xử lý đối với những trường hợp vi phạm ATGT.

Năm 2011, tỉnh này xử phạt được 250 tỷ và năm 2010 là trên 200 tỷ, kết quả là 2 năm liên tiếp Đồng Nai giảm được tỷ lệ đáng kể TNGT.

Nhìn tiền phạt, xét trách nhiệm

Tại hội nghị tổng kết công tác ATGT năm 2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kết luận: TNGT, ùn tắc giao thông và tiêu cực trong quản lý giao thông là những thách thức, nguy cơ hiểm họa tiềm ẩn đối với trật tự an sinh XH và cũng có thể là quốc nạn đòi hỏi chính phủ các cấp các ngành cùng toàn thể nhân dân phải có hành động quyết liệt cụ thể đồng bộ và thiết thực để ngăn chặn...

Nếu đã là quyết tâm chính trị quyết liệt của cả hệ thống, thì thời gian qua đã có bao nhiêu ông bí thư hoặc cấp ủy, ông chủ tịch UBND các địa phương chủ động làm việc với các cơ quan công an, UBATGT của địa phương mình?

Có lẽ chưa cần những cuộc làm việc kiểm tra quy mô, đơn giản, mà chỉ căn cứ vào mức tiền phạt cũng có thể chẩn ra bệnh. Lực lượng chức năng liệu đã rốt ráo vào cuộc?

Chất lượng nghiệp vụ nhằm giảm thiểu TNGT? Và quan trọng hơn, qua đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nạn tiêu cực trong lực lượng CSGT.

Còn nữa

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.