Thí sinh, các em ở đâu?

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
TP - Câu hỏi này không chỉ treo lơ lửng ở một vài trường, mà ở nhiều trường.

> Đại học top dưới tuyển không ra sinh viên

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Trường ĐH dân lập (DL) H. vốn nhiều năm “nổi đình nổi đám” vì mỗi năm chỉ tuyển được mấy chục sinh viên và có thủ khoa năm 2011 chỉ đạt 14 điểm, giấu nhẹm số lượng tuyển sinh của trường này khi được hỏi.

Một cán bộ có trách nhiệm của trường miêu tả công việc tuyển sinh: khó khăn lắm, không biết đã tuyển được bao nhiêu, không thể cụ thể, còn phải chờ đối tác…Và vị cán bộ này giải thích thêm: mình có tuyển sinh được đâu, đối tác là những người đi tuyển sinh hộ mình!

Ở một thành phố lớn cách Hà Nội không xa, ĐHDL Hải Phòng tuyển 2.000 thí sinh. Sau nguyện vọng (NV) 1 và cả NV bổ sung trường này vẫn còn thiếu 800-1.000 thí sinh. Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng nhà trường kêu trời:” ảo quá, tuyển sinh như năm nay thì … vô cùng ảo!”.

Ông Trần Hữu Nghị giải thích: mọi năm các trường công lập phải lấy NV2 cao hơn NV1, năm nay Bộ GD&ĐT cho phép tất cả các trường ĐH công lập lấy nguyện vọng bổ sung sau NV1 lần 1 từ điểm sàn, tức là từ 13 điểm, vậy lấy thí sinh đâu để các trường DL tuyển sinh đẩy các trường DL vào chỗ không còn đất mà sống.

Hải Phòng có 4 trường, cả 4 đều lấy điểm sàn, có trường ĐH công lập còn lấy học sinh vào học cao đẳng (CĐ) để bù chỗ cho sự thiếu hụt, tức là tuyển sát 10 điểm! Nhìn quanh sang Hải Dương, có ĐH Hải Dương, Thái Bình có ĐH Thái Bình, vậy chúng tôi tuyển sinh ở đâu.

Ông Nghị than: không biết Bộ tính toán thế nào mà cứ bảo nguồn tuyển dư thừa lắm. Lại nữa, Bộ cho tuyển đến ngày 30-11, các trường chờ thí sinh, thí sinh chờ tìm chỗ cao, có ai ngồi phục sẵn để chờ cho con mình đi học chỗ nọ, chỗ kia không? Chúng tôi đang bấn loạn cả lên, đang rất khó khăn…

ĐH Hàng hải Hải Phòng, trường ĐH danh tiếng ở thành phố cảng, bị các “nạn nhân “ kêu ca là đã hút hết thí sinh của họ bằng cách lấy sát điểm sàn, bằng cách tuyển sinh cả hệ cao đẳng để “vét” thí sinh.

Sau nhiều năm không tuyển hệ cao đẳng, năm nay, trường này bắt đầu tuyển lại hệ cao đẳng liên thông lên ĐH với điểm chuẩn: 10 điểm cho các ngành kỹ thuật và 11 điểm cho các ngành kinh tế! Ông Phạm Xuân Dương Phó hiệu trưởng ĐH Hàng hải giải thích: đó là do nhu cầu xã hội!

Như vậy việc các trường top trên đang ra sức “vơ vét” sinh viên của các trường top dưới bằng cách “tận thu” cả hệ cao đẳng, thậm chí trung cấp là một thực trạng đáng buồn đang xảy ra.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, diễn biến này chính là hệ quả của phong trào trăm hoa đua nở, hầu như tỉnh thành nào cũng có trường đại học, bất chấp chất lượng đội ngũ giảng viên, nhu cầu đào tạo của thí sinh ra sao. Người phải trả lời câu hỏi này không ai khác ngoài Bộ GD&ĐT.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".