Thương tật 56 phần trăm chưa được hưởng chính sách

Thương tật 56 phần trăm chưa được hưởng chính sách
TP - Bà Vũ Thị Lượt (SN 1950) ngụ tại xã Nam Thái Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang), đi thanh niên xung phong năm 1965, hoạt động trên tuyến đường 1C huyền thoại. Bà bị thương nhưng chưa được hưởng chính sách.

Bà Lượt bị thương năm 1968, khi đang làm nhiệm vụ tải đạn. Hồ sơ của bà được nhiều cơ quan và nhiều người cùng đơn vị xác nhận.

Biên bản giám định thương tật ngày 25/5/2005 của hội đồng giám định y khoa tỉnh Kiên Giang xác định bà Lượt bị thương tật 56 phần trăm vĩnh viễn.

Giấy chứng nhận bị thương của Tỉnh Đoàn Kiên Giang ngày 10/7/2005 có đoạn: “Hiện vết thương gây nhiều đau đớn, mắt nhìn không rõ, tai hầu như không còn nghe được; gia đình đơn chiếc không nơi nương tựa, bệnh đau liên miên. Kính đề nghị các cấp có thẩm quyền hoàn thành thủ tục để bà có thể được hưởng chính sách như thương binh”.

Bà Lượt cho biết: “Từ năm 2005 đến nay, không ai thông báo cho tôi bất cứ điều gì. Mới đây, tôi ra Sở LĐ - TB&XH hỏi thì được cán bộ trả lời không giải quyết được. Có một cán bộ còn nói tôi bị thần kinh”.

Ông Đỗ Văn Chính, cán bộ của Phòng Người có công, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang, giải thích, bà Lượt làm hồ sơ quá muộn. Theo Thông tư liên tịch số 16/1999, hồ sơ giám định phải thực hiện trước ngày 9/6/2003. Bà Lượt giám định năm 2005. Hơn nữa, hiện đang có chủ trương tạm ngưng đối với những hồ sơ không có chứng từ gốc.

Chị Mai Ánh Nguyệt, cán bộ của Phòng Tổ chức Tỉnh Đoàn Kiên Giang, cho biết: “Trường hợp của bà Lượt, xác nhận như thế là đầy đủ theo quy định, không thể đòi hỏi hồ sơ gốc vì trong chiến tranh không có được”.

Cuộc sống gia đình của bà Lượt có nhiều đau buồn. Hai người chồng trước đều hy sinh, vào năm 1972 và 1976. Chồng hiện tại là thương binh.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.