Thủy điện Đồng Nai 6&6A: Lợi ích cho ai?

Thủy điện Đồng Nai 6&6A: Lợi ích cho ai?
TP - Một số nhà khoa học đang nghi ngờ khả năng một loạt bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai hiện nay có thể là nguyên nhân khiến nước mặn xâm nhập rất sâu vào đất liền mấy năm gần đây, và TP Hồ Chí Minh luôn hứng chịu các đợt triều cường khủng khiếp.

> Có có không không

Nếu điều này được chứng minh là đúng, việc cố tình có thêm hai thủy điện ĐN 6&6A sẽ đem lại lợi ích cho ai?

Đặt thủy điện ĐN 6&6A ở VQG Cát Tiên là đánh vào điểm nhạy cảm nhất của đa dạng sinh học toàn Nam Bộ, gây tổn thất to lớn về kinh tế xã hội mà không biện pháp nào có thể bù đắp nổi”, Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung Tâm Sáng Tạo & Phát triển Xanh (GreenID). Trong ảnh là đoạn sông Đồng Nai sau khi qua VQG Cát Tiên. Ảnh: Q.D
Đặt thủy điện ĐN 6&6A ở VQG Cát Tiên là đánh vào điểm nhạy cảm nhất của đa dạng sinh học toàn Nam Bộ, gây tổn thất to lớn về kinh tế xã hội mà không biện pháp nào có thể bù đắp nổi”, Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung Tâm Sáng Tạo & Phát triển Xanh (GreenID). Trong ảnh là đoạn sông Đồng Nai sau khi qua VQG Cát Tiên. Ảnh: Q.D.

Đặt cược hàng triệu sinh mạng

Theo các nhà khoa học ở Nhóm Yêu quý&Bảo vệ Cát Tiên, khi tính toán dòng chảy Sông Đồng Nai, nhóm tư vấn gần như quên hẳn phần hạ lưu, nơi có mật độ dân cư cao nhất nước.

Các tác động trực tiếp đến cuộc sống ở hạ du, vì thế, không được tính đến như sự thay đổi mực nước sông giữa ngày và đêm, ảnh hưởng của việc lòng sông quá cạn và bị phơi nắng ban ngày trong khi lại quá ngập vì xả nước ban đêm.

 Với chùm thủy điện sẵn có trên sông Đồng Nai, cộng thêm hai dự án thủy điện ĐN 6&6A nếu được phê duyệt và đi vào hoạt động, chắc chắn giải pháp ứng phó chống mặn cho cả TP HCM và bản thân tỉnh Đồng Nai sẽ vô cùng đắt đỏ. “Viễn cảnh đó chắc chắn xảy ra vì thủy triều không thể chờ lúc thủy điện xả nước mới dâng.

Thật khó hiểu khi báo cáo ĐTM được Cục Thẩm định&ĐTM ca ngợi nhưng không đề cập đến nguy cơ và giải pháp ứng phó với tình trạng có nơi cạn đáy làm thuyền bè không di chuyển được khi các đập thủy điện ĐN 6&6A nằm trên dòng chính của sông Đồng Nai không xả nước.

Cũng không thấy bóng dáng cảnh báo và ứng phó với kịch bản hạ lưu sông Đồng Nai từ TP Hồ Chí Minh trở ra biển sẽ bị nước biển xâm thực ra sao.

TS Dư Văn Toán, Viện Nghiên cứu Quản lý Biển, là một trong những chuyên gia liên tục theo dõi tình trạng triều cường tại TP HCM mấy năm gần đây.

Theo TS Toán, từ năm 2007 lại đây, triều cường ở TP HCM cứ năm sau nặng hơn năm trước. Đây là điều chưa từng xảy ra trong quá khứ.

“Có hay không do tác động hệ thống điều tiết các dòng sông thủy điện? Câu hỏi này cần được giải đáp bằng một nghiên cứu. Nhưng chủ quan tôi cho rằng có thể có mối liên hệ”, TS Dư Văn Toán nói.

“Nay nếu chặn tiếp dòng chảy sông Đồng Nai bằng hai thủy điện ĐN 6&6A, rất có thể sẽ gây ngập mặn hơn nữa cho cả triệu dân ở TP HCM và các vùng lân cận. Hậu quả kinh tế xã hội và môi trường sẽ khủng khiếp”.

Về mặn xâm nhập sâu, vẫn theo TS Toán, có thể so sánh với tình hình ở Cần Thơ, một thành phố cách biển khoảng 100 km, tương đương như TP HCM.

Mùa khô mấy năm gần đây, Cần Thơ cũng thường xuyên bị nước biển xâm nhập. Độ mặn vùng nội dồng đã đạt tới hơn bốn phần nghìn, ngưỡng bắt đầu gây hại cho lúa và nuôi trồng thủy sản.

Tại TP Hồ Chí Minh nguy cơ xâm nhập mặn tương tự sẽ dễ xảy ra, không những sẽ tác động xấu tới nông nghiệp thành phố, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới các ngành kinh tế và các hoạt động môi trường xã hội khác.

“Với chùm thủy điện sẵn có trên sông Đồng Nai, cộng thêm hai dự án thủy điện ĐN 6&6A nếu được phê duyệt và đi vào hoạt động, chắc chắn giải pháp ứng phó chống mặn cho cả TP HCM và bản thân tỉnh Đồng Nai sẽ vô cùng đắt đỏ. “Viễn cảnh đó chắc chắn xảy ra vì thủy triều không thể chờ lúc thủy điện xả nước mới dâng”, TS Đào Trọng Tứ cảnh báo.

Tất cả cùng lỗ

“Nếu làm bài toán kinh tế, so sánh giữa lợi ích do thủy điện ĐN 6&6A mang lại với thiệt hại ở hạ lưu do chúng góp phần gây ra, chúng ta sẽ ra ngay câu trả lời có nên làm thủy điện trên sông Đồng Nai nữa hay không”, TS Toán lưu ý.

Đáng tiếc là không thấy bài toán kinh tế được mất tổng thể nào được nêu cụ thể trong báo cáo ĐTM. Một mặt, lợi ích mang lại từ thủy điện được đề cập khá nổi bật. Tuy nhiên, mặt khác, nhóm tư vấn ĐTM lại quên đánh giá các tác động ở hạ lưu như nêu trên.

Họ quên cả đánh giá những giá trị kinh tế và sinh thái của tài nguyên phải đánh đổi cho thủy điện; quên cả tính toán hậu quả của việc mất rừng, mất tài nguyên, mất khả năng quay vòng tái sinh tài nguyên rừng trong thời gian 100-200 năm hạn sử dụng đập.

 Tôi hiểu câu chuyện (phản đối thủy điện ĐN 6&6A) là chống lại các lợi ích cá nhân hơn là chống lại lợi ích do thủy điện mang lại. Tôi không bao giờ nghĩ rằng các khoản lợi tức cá nhân có thể thắng thế được lợi ích công cộng tại một quốc gia như Việt Nam.

Các nhà tư vấn ĐTM chắc không thể không biết việc VN đã ban hành các luật/qui chế về phí/thuế môi trường, chi trả sử dụng hệ sinh thái.

Xây dựng thủy điện ĐN 6&6A hẳn nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái, và đa dạng sinh học phía dưới hạ lưu do thay đổi dòng chảy, do ảnh hưởng nhiễm mặn.

Vậy tại sao tư vấn ĐTM lại cũng quên tính toán để yêu cầu chủ đầu tư chi trả những thiệt hại đó cho cư dân vùng hạ lưu?

Về phía chủ đầu tư, theo các nhà khoa học, ngay cả khi thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động của đập mà báo cáo ĐTM đưa ra, chính chủ đầu tư cũng sẽ cầm chắc sụn xương sống và phá sản.

Báo cáo ĐTM đã tính đến hàng loạt sự cố và tai nạn có thể xảy ra trong quá trình chuẩn bị, thi công và vận hành dự án như vỡ đê quai thượng hạ lưu, cháy nổ trong thi công và cháy rừng, vỡ đập làm ngập trên bảy nghìn ha ở cả ba tỉnh hạ du sông Đồng Nai.

Báo cáo ĐTM còn thừa nhận hàng loạt tác động to lớn do dự án gây ra bao gồm suy thoái rừng, tiếng ồn, tác động lên động vật, nguy cơ xói mòn, hao hụt dinh dưỡng đất, khối lượng chất khoáng, suy giảm các hệ sinh thái, và nguồn tài nguyên thực vật, phát sinh bệnh tật, bệnh lan truyền và tệ nạn xã hội, v.v ...

Cả núi nguy cơ là thế, vậy mà, báo cáo ĐTM không thấy nêu các phương án ứng phó khả thi. Các biện pháp ứng phó mà tư vấn đưa ra, có thể nói, lại là không tưởng.

“Xét về tiềm lực kinh tế và tính toán lợi nhuận, chắc chắn nhà đầu tư không đủ khả năng để chi trả cho các biện pháp xa vời ấy”, TS Lê Anh Tuấn nói.

Dừng lại trước khi quá muộn

Bộ TN&MT đang chuẩn bị họp hội đồng thẩm định ĐTM. Nếu ĐTM được thông qua, chủ đầu tư sẽ tiến hành làm hai thủy điện này, sẽ mở đường và mở đầu cho các tác động tiêu cực hơn nữa cả vùng sinh quyển Cát Tiên Đồng Nai.

Xây dựng quá nhiều nhà máy thủy điện trên các bậc thang dọc Sông Đồng Nai đã và đang góp phần phá hủy nhiều khu rừng nguyên thủy, đã cày xới và giày xéo nhiều mảng xanh, làm nhiễm bẩn độc hại các con suối dòng khe tinh khiết, cắt cụt nhiều cây lớn, xóa sổ nhiều loài động vật quý hiếm, dần giết chết dòng sông Đồng Nai, gây bao cơn lũ nghiêm trọng cùng hạn hán bất thường cho cả thượng và hạ lưu.

Nhưng chúng ta vẫn còn cơ hội để chấm dứt sự xâm hại mới đang đến đối với vùng hoang dã cổ xưa nhất ở Nam Bộ trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.