Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu'

TPO - Vào 9h sáng nay (21/9), Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm xung quanh hành vi vượt đèn vàng - vấn đề đang có nhiều ý kiến trái chiều hiện nay.
Xử phạt đèn vàng

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

21/09/2018 09:13

Đúng 9h, nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong phát biểu mở đầu buổi tọa đàm.

21/09/2018 09:15

21/09/2018 09:16

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 1 Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong phát biểu mở đầu buổi tọa đàm.

21/09/2018 09:21

Nhà báo Phùng Công Sưởng: Kính thưa các quý vị đại biểu, về việc xử lý vượt đèn vàng hay không vẫn còn nhận rất nhiều ý kiến trái chiều, chính vì thế báo Tiền Phong đã tổ chức buổi toạ đàm “Vượt đèn vàng: Một hành vi nhiều cách hiểu” với mong muốn tạo ra một buổi toạ đàm để lấy nhiều ý kiến từ các nhà khoa học, nhà quản lý, những người tham gia giao thông và những người thực hiện nhiệm vụ trên các tuyến đường.

Buổi toạ đàm này cũng phản ánh khách quan những điều mà phóng viên Tiền Phong đã tìm hiểu thời gian qua. Hy vọng với sự góp mặt của các đồng chí đại diện cho lực lượng làm nhiệm vụ cảnh sát giao thông và những đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của nghị định này là các doanh nghiệp vận tải, sẽ bao phủ được tất cả các đối tượng có sự liên quan.

Chúng tôi hy vọng buổi toạ đàm sẽ nhận được nhiều ý kiến khách quan, công tâm và thẳng thắn để truyền tải thông tin đến đông đảo bạn đọc. Hy vọng sẽ có được những sự điều chỉnh để văn bản pháp luật này có thể đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng văn hoá giao thông với người tham gia giao thông, giảm tải tai nạn.

Cảm ơn các quý vị đã có mặt tham gia buổi toạ đàm hôm nay.

21/09/2018 09:45

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 2 Buổi tọa đàm
Ông Nguyễn Xuân Tiến (Lục Ngạn, Bắc Giang) - người bị xử phạt: Khoảng 14 giờ 42 phút ngày 16/3, ông điều khiển xe ôtô (BKS 29L - 0575) đến khu vực ngã tư Quốc lộ 31 thuộc khu vực thị trấn Chũ (Lục Ngạn, Bắc Giang). Khi cách vạch dừng khoảng 2 mét, đèn tín hiệu chuyển sang màu vàng, không kịp phanh, ông tiếp tục di chuyển quá vạch dừng.

Ngay lập tức, hai CSGT thuộc Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) ra hiệu lệnh dừng xe, thông báo ông Tiến vi phạm lỗi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”, cụ thể là vượt đèn vàng. Với vi phạm này, ông Tiến bị xử phạt 1,6 triệu đồng.

Ông Tiến không chấp nhận và khiếu nại. Ông Tiến cho hay, trong văn bản trả lời ông, Công an huyện Lục Ngạn khẳng định việc xử phạt là đúng và không có cơ sở để xác định việc ông Tiến dừng xe trước vạch sơn ở khoảng cách “trên 2 m” sẽ gây nguy hiểm. Ông Tiến cho rằng, tốc độ di chuyển của xe lúc xảy ra sự việc khoảng 36km/h - 40 km/h nên việc dừng xe trước vạch sẽ rất khó khăn, mất an toàn. “Giả sử với vận tốc như vậy, tôi dừng được trước vạch, xe khác họ đâm vào xe tôi sẽ rất nguy hiểm” - ông Tiến nói.

21/09/2018 09:54

Nhà báo Sỹ Lực - MC chương trình: Từ việc một người dân bị xử phạt đèn vàng mà Tiền Phong đã phản ánh, xin các đại biểu cho ý kiến, quan điểm về vụ việc trên. Việc xử phạt người dân vượt đèn vàng đúng hay sai?

21/09/2018 09:55

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 3 Chuyên gia Giao thông, tiến sỹ Khương Kim Tạo
Tiến sĩ Phương Kim Tạo: Trước hết, tôi xin khẳng định đây là ý kiến cá nhân của tôi về vấn đề phạt đèn Vàng. Từ trước đến nay, tôi luôn nghĩ đèn Vàng là vấn đề “cò con”, rất bé. Tuy nhiên, nó lại lên cả Quốc hội, thì chúng ta phải nhìn nhận lại. Về nguyên tắc luật, người làm luật và người thi hành luật phải cùng một cách hiểu; nhưng thực tế lại có các cách hiểu khác nhau. Trước thời điểm luật quy định về phạt đèn Vàng bắt đầu từ ngày 1/8/2016, với mức phạt từ 1,2-2 triệu đồng, tôi cảm thấy ngỡ ngàng vì từ bé đến nay, tôi chưa từng nghe về quy định này, cũng như từng lái xe khắp châu Âu cũng chưa từng nghe về điều này. Từ đó, tôi trăn trở về những vấn đề như sau: Luật Giao thông Đường bộ 2018 quy định, tín hiệu đèn Vàng là phải dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Tuy nhiên, luật lại không quy định rõ về thời điểm bắt đầu xuất hiện màu đèn, nên mệnh lệnh có hiệu lực trong suốt thời gian tồn tại màu đèn tương ứng. Tức là, cơ quan chức năng hiểu quy định được áp dụng khi tín hiệu đèn vàng bắt đầu được bật lên, nhưng người thi hành luật lại cho rằng quy định của luật được áp dụng trong suốt quá trình đèn Vàng được bật lên. Trong khi đó, Công ước viên 1008 về Giao thông Đường bộ lại quy định, trong trường hợp phương tiện giao thông đi “quá gần” vạch dừng khi đèn Vàng bật lên thì được đi tiếp. Tôi nghĩ, cần phải quy định thời gian cụ thể được vượt đèn Vàng, thời gian nào sẽ bị phạt. Từ đó, chúng ta cần phải lắp đặt thiết bị tính thời gian. Như thế tránh oan uổng cho người tham gia giao thông.

21/09/2018 09:57

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 4 Ông Vũ Ngọc Lăng - Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông
Ông Vũ Ngọc Lăng - Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông (Tổng Cục đường bộ): Theo tôi, mục tiêu của tín hiệu giao thông và người điều khiển giao thông là an toàn và giải quyết ùn tắc. Trong Luật Giao thông đường bộ, đèn vàng phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Mục tiêu khuyến khích sự tự giác của người tham gia giao thông, đồng thời có những chế tài để kiềm chế sự vi phạm giao thông. Trong quy chuẩn 41 cũng đã nêu rất rõ.

Tuy nhiên tôi cũng cho rằng, trong trường hợp nếu xét thấy khi dừng đèn vàng mà có thể gây nguy hiểm thì khuyến khích đi tiếp. 

21/09/2018 09:58

21/09/2018 10:05

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 6 Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng PC67 Công an Hà Nội.
Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng PC67 Công an Hà Nội: Thực tế, từ khi quy chuẩn 41/2016 được thực hiện, nhiều người cố tăng tốc để vượt qua vạch dừng ở những giây đếm ngược tín hiệu đèn Xanh kết thúc, tránh bị phạt đèn Vàng. Điều này rất nguy hiểm, tăng nguy cơ tai nạn giao thông.

Tôi cho rằng quy định về đèn Vàng rất rõ, không được vượt quá vạch dừng nếu có tín hiệu đèn Vàng. Bởi theo nguyên tắc, khi đi vào khu dân cư đông người hay các trường hợp quy định trong luật, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ phương tiện. Từ đó, trường hợp không kịp dừng đèn Vàng là khó xảy ra. Tuy nhiên, nhiều người lại cố tình hiểu sai luật để bao biện cho hành vi của mình.

Việc chúng tôi thực thi nghiêm ngặt quy định là để đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông đối với chính người điều khiển phương tiện.

21/09/2018 10:08

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 7 Ông Đỗ Hữu Bằng - Giám đốc hãng xe khách Sao Việt

Ông Đỗ Hữu Bằng - Giám đốc hãng xe khách Sao Việt: Cảm ơn báo Tiền Phong đã tổ chức buổi tọa đàm để tất cả mọi người có điều kiện chia sẻ, trao đổi.

Trước tin xin phải nói rằng khi mình là công dân Việt Nam thì phải tôn trọng và chấp hành theo pháp luật. Tôi đồng ý với quan điểm với Trung tá Hùng về việc phạt người vượt đèn vàng không phải là để 'làm giàu' ngân sách mà mục đích chính là thay đổi hành vi người dân, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, thậm chí là tính mạng, sức khỏe cho chính người tham gia giao thông.

Vấn đề pháp luật ban hành thì mỗi công dân phải thực thi. Chúng ta chỉ có 5 người thì đã có những quan điểm không đồng nhất thì không tránh khỏi những tranh cãi trong xã hội. Xoay quanh câu chuyện đèn vàng, có phạt hay không phạt? Anh Hùng bảo phạt đèn vàng thì cũng không đúng vì luật chưa cho phép. Nhưng bảo không phạt cũng không đúng. Nhiều người không đồng tình với việc phạt đèn vàng. Quy chuẩn 41 cũng vẫn gây tranh cãi. Nên cần rõ ràng hơn nữa trong xây dựng luật. Có hoặc không để tránh hiểu lầm và tranh cãi.

21/09/2018 10:19

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 8 Ông Lê Văn Thanh - chuyên viên Vụ an toàn Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải)
MC - Nhà báo Sỹ Lực: Thưa ông Lê Văn Thanh, ông bình luận như thế nào về giá trị của công ước Viên so với luật đường bộ 2008 và với những cách hiểu khác nhau thì áo dụng thế nào? Tình hình ở các nước có xử phạt đèn vàng hay không?

Ông Lê Văn Thanh - chuyên viên Vụ an toàn Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải): Việt Nam chúng ta tham gia công ước Viên vào năm 2015, trong khi đó luật giao thông đường bộ vào năm 2008, chúng ta đã rà soát các điều ước và cập nhật một số nội dung của công ước Viên vào hệ thống pháp luật. Không phải riêng điều khoản này mà nhiều nội dung khác đã cập nhật rồi, ví dụ như về giấy phép lái xe. Khi tham gia và áp dụng công ước Viên vào hệ thống quản lý nhà nước theo chúng tôi là phù hợp. Hiện nay đa số các nước trên thế giới vận dụng công ước Viên nhưng ở mỗi nước có một sự áp dụng khác nhau, nhiều nước thì giây đèn đỏ đầu tiên người ta không phạt. Tuy nhiên trong ngôn từ sử dụng trong quy chuẩn là “đã tiến sát đến gần” cần phải làm rõ. Theo một số phản ánh của đại biểu quốc hội cũng đặt vấn đề thế nào là tiến sát, chúng tôi đã giao rà soát lại chi tiết để sửa đổi cho chính xác. Bản chất của công ước Viên là giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông và khi thực hiện đã được nghiên cứu rất kỹ. Tuy nhiên cần có sự cụ thể hoá, mô tả rõ hành vi thì các Cơ quan chức năng sau khi rà soát cụ thể sẽ có sự bổ sung và điều chỉnh.

21/09/2018 10:20

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng PC67 Công an Hà Nội: Tôi xin chia sẻ thêm về ý kiến của anh Thanh rằng không nên để cho người thi hành pháp luật lại phải suy nghĩ về việc có nguy hiểm hay không trước khi vượt đèn Vàng. Luật quy định phải dừng đèn Vàng, công dân có nghĩa vụ phải thi hành Chúng ta đang hướng tới đưa trật tự giao thông vào quy định, để giảm thiểu tối đa nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Việc xử phạt không phải nhằm mục đích để đạt được cái gì đó, mà để việc tham gia giao thông có trật tự, an toàn hơn. Các quy định không rõ ràng chỉ gây nên tình trạng thiếu tin tưởng vào hệ thống pháp luật nước nhà.

21/09/2018 10:23

21/09/2018 10:35

Tiến sĩ giao thông Phương Kim Tạo: Đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ câu chữ quy định về đèn Vàng trong Luật, Nghị định. Những người làm luật, thực thi pháp luật còn có các ý kiến trái chiều, thì không thể đòi hỏi hàng triệu người dân cả nước hiểu đúng được quy định. Tôi đồng ý với ý kiến, phải phân thành các trường hợp được phép hoặc không được phép vượt đường Vàng khi nhận thấy phía sau có nguy hiểm hay không.

Về góc độ khoa học, chúng ta không được phép phạt những người vượt đèn Vàng khi ở quá gần vạch dừng. Tôi khẳng định, không được phạt đèn Vàng. Khi chúng ta có các thiết bị để đo lường được ai có thể kịp dừng trước vạch dừng khi đèn Vàng, thái độ của người đó cố tình hay không khi vượt đèn Vàng…, chúng ta có thể phạt theo quy định. Nếu lý thuyết có vấn đề, thì không nên đưa vào thực tiễn; còn nếu lý thuyết hoàn thiện rồi, chúng ta cũng phải kiểm chứng nhiều lần mới được đưa vào thực tiễn.

21/09/2018 10:36

21/09/2018 10:40

MC - Nhà báo Sỹ Lực: Xin hỏi anh Vũ Ngọc Lăng, mong anh bật mí cho bạn đọc biết, Bộ Giao thông có định hướng, giải pháp gì liên quan tới vấn đề này (xử phạt đèn vàng)?

Ông Vũ Ngọc Lăng - Vụ trưởng Vụ an toàn giao thông (Tổng Cục đường bộ): Như chúng ta đã trao đổi, trong một số trường hợp khó giải quyết. Thực tế thì nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan tới dừng xe. Làm thế nào để người tham gia giao thông an toàn nhất? Trong trường hợp cuối cùng mới xử phạt. Trong trường hợp người tham gia vô tình qua đèn thì chỉ nhắc nhở thôi. Để tránh tranh cãi thì Bộ GTVT đã giao cho chúng tôi nghiên cứu giải pháp và chúng tôi đang trong quá trình nghiên cứu.

21/09/2018 10:45

21/09/2018 10:48

Ông Lê Văn Thanh - chuyên viên Vụ an toàn Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải): Tôi xin khẳng định công tác xây dựng văn bản pháp luật và khi ban hành dự thảo chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, nhân dân, doanh nghiệp để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Một minh chứng đó là khi quy chuẩn 46 còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều, bộ trưởng đã ngay lập tức chỉ đạo phải điều chỉnh trong năm nay.

21/09/2018 10:50

Tiến sĩ giao thông Phương Kim Tạo: Qua tìm hiểu qua sách vở và đi thực tế ở các nước châu Âu, ông nhận thấy họ không lắp đặt đồng hồ đếm ngược. Bởi, việc có đồng hồ đếm ngược gây ra tình trạng vượt đèn Vàng.

Khi có đồng hồ đếm ngược, người tham gia giao thông dễ thi hành trước khi tín hiệu giao thông bật sáng. Nếu không có đồng hồ đếm ngược, người tham gia giao thông đảm bảo thực thi tín hiệu đèn sau khi nó bật sáng. Như vậy, tình trạng tai nạn giao thông sẽ được giảm thiểu đáng kể.


21/09/2018 10:50

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng PC67 Công an Hà Nội: Việc ban hành luật, nghị định phải có sự thống nhất, rõ ràng. Bởi như thế, người dân dễ hiểu, dễ thực hiện; chúng tôi là những người thực thi pháp luật cũng dễ áp dụng hơn trong quá trình làm nhiệm vụ.

21/09/2018 11:07

MC - Nhà báo Sỹ Lực: Cuộc tọa đàm hôm nay đã đạt được ý kiến tương đối thống nhất như sau: Với hành vi cố tình vượt đèn vàng ở tốc độ cao, có hành vi tăng tốc gây nguy hiểm cần phải xử phạt. Với các trường hợp ở gần vạch dừng, các ý kiến đều thống nhất phải đưa ra một quy định rất cẩn trọng và giải pháp rõ ràng. Giải pháp đó như thế nào chúng ta sẽ chờ Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT đưa ra. Đến thời điểm đó, Báo Tiền phong sẽ tiếp tục thông tin, trao đổi.

Trân trọng cảm ơn các diễn giả, các vị khách mời, toàn thể bạn đọc đã theo dõi và có ý kiến tại cuộc tọa đàm. Cảm ơn Hãng xe Sao Việt đã đồng hành cùng chương trình.

Buổi toạ đàm có sự tham gia của chính người bị xử phạt vi phạm đèn vàng, đơn vị vận tải.

Chuyên gia giao thông, tiến sỹ Khương Kim Tạo và luật sư Phạm Văn Phất (Trưởng Văn phòng Luật sư An Phát Phạm) sẽ đưa ra các dữ liệu, quan điểm mang tính chuyên sâu về nội dung này. 

Tọa đàm 'Dừng đèn vàng - một hành vi, nhiều cách hiểu' ảnh 11  

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, đại diện đến từ Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ đã xác nhận tham gia. Ban tổ chức cũng đã mời Đại diện Cục Cảnh sát giao thông.

Buổi toạ đàm sẽ tập trung vào các nội dung: Thực trạng xử phạt lỗi vượt đèn vàng hiện nay ra sao? Xử phạt lỗi đèn vàng nên hay không? Nếu vẫn xử phạt lỗi vượt đèn vàng, giải pháp nào để xác định lỗi không phát sinh bức xúc?.

Bên cạnh việc trao đổi giữa các diễn giả, các diễn giả cũng sẽ trả lời các câu hỏi của bạn đọc gửi đến. Vì vậy, báo Tiền phong mong muốn nhận được câu hỏi qua hộp thư điện tử: online@baotienphong.com.vn, phần comment dưới bài tường thuật trực tiếp buổi tọa đàm hoặc qua fanpage của Báo Tiền phong.

 Như Tiền Phong phản ánh, bên cạnh các ý kiến cho rằng nên xử phạt vi phạm đèn vàng là cần thiết, tăng tính răn đe để đảm bảo ATGT, có ý kiến lại cho rằng: Xử phạt nội dung này là trái luật, nhiều tài xế, chủ xe gửi đơn khiếu nại, thậm chí kiện CSGT ra toà. Được biết, có đại biểu Quốc hội đang chất vấn Bộ trưởng Giao thông vận tải về nội dung này.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.