Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ?

Triển lãm đầy sạn khiến công chúng phiền lòng
Triển lãm đầy sạn khiến công chúng phiền lòng
TPO - Sau khi báo Tiền Phong đăng 2 bài về cuộc Triển lãm lịch sử đầy "sạn” vừa diễn ra tại tỉnh Đắk Lắk, đại diện một số cơ quan có ý kiến phản hồi và đều công nhận báo Tiền Phong phê bình đúng, có ích. Tuy nhiên, công văn hồi âm của đơn vị tổ chức dù bày tỏ sự cầu thị, nhưng lại xem đây chỉ là "vài sai sót kỹ thuật", "lỗi chính tả"...
Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 1

Lễ khai mạc hoành tráng

Lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông, Văn hóa-Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Bảo tàng tỉnh, cùng nhiều đại biểu được mời dự Triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk qua tài liệu lưu trữ” đều công nhận những sai sót báo Tiền Phong đã chỉ ra là chính xác.  

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 2

Triển lãm chỉ đông đúc với đoàn quan khách được mời dự lễ

Báo Tiền Phong cũng đã nhận được Công văn phản hồi số 53 do ông Nguyễn Xuân Hùng-Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ký ngày 17/3/2020. Công văn “cảm ơn và hoan nghênh những góp ý chân thành” của PV báo Tiền Phong, đồng thời giải thích về một số chi tiết bị báo phê bình, và đề nghị báo Tiền Phong cho đăng CV này “để độc giả có cái nhìn khách quan từ nhiều phía”.

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 3

Trang 1 Công văn phản hồi

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 4

Trang 2 Công văn phản hồi

Trao đổi thêm với báo Tiền Phong, bà Trần Thị Minh- Trưởng phòng Phát huy giá trị Tài liệu lưu trữ cho biết, bà là người chịu trách nhiệm về nội dung triển lãm và hiện rất hối tiếc vì đã thiếu sâu sát, cẩn trọng, để xảy ra nhiều sai sót không đáng có làm liên lụy đến uy tín nhiều người và tập thể cơ quan.

Bà Minh công nhận việc chọn vị trí và cách thức tổ chức, truyền thông kém, dẫn đến một cuộc triển lãm cấp tỉnh với kinh phí thực chi không nhỏ, mà tổng cộng số người xem triển lãm (tính cả vài trăm quan khách được mời dự lễ khai mạc lẫn công chúng đến xem trong suốt tuần) vẫn chưa tới 800 người, thực sự là lãng phí. “Hiện chúng tôi đang phải dò lại từng hình ảnh, từng chú thích rồi cùng bên thiết kế sửa lại gửi cho Chi cục Văn thư Lưu trữ của Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk sử dụng, không để xảy ra lỗi nữa”, Bà Minh nói.

Điều đáng nói, công văn hồi âm dù bày tỏ sự cầu thị, nhưng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lại cho rằng những sai sót "kỹ thuật", "lỗi chính tả" và đổ lỗi cho "số lượng quá nhiều". Trong khi đó, lỗi nhầm từ phiên hiệu Quân Giải phóng thành của Việt Nam Cộng hòa (Sư đoàn 10 của Quân Giải phóng thành Sư đoàn 23 của quân Việt Nam Cộng hòa trong trận đánh tháng 3/1975) không thể gọi là "lỗi chính tả". Với những người làm công tác sử liệu, khó có chuyện nhầm lẫn như vậy. Cách "chữa cháy" của đơn vị tổ chức cũng rất vụng về: Dùng bút xóa lem nhem, viết đè lên bằng bút mực. Còn cái gọi là "số lượng quá nhiều", kỳ thực chỉ hai dãy triển lãm đơn giản, sơ sài được in nẹp khung nhôm, mỗi bên chỉ khoảng 10m. Một triển lãm chủ yếu bằng ảnh tin lên tấm pano nhưng dự trù kinh phí hơn 8 trăm triệu đồng.

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 5

Sáng thứ bảy cuối tuần mà Triển lãm vẫn vắng hoe. Người duy nhất trong ảnh là cán bộ Bảo tàng 

Trả lời PV Tiền Phong, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk- Ông Đinh Một cho biết, đến nay Bảo tàng vẫn chưa nhận được sự bàn giao hiện vật nào từ Sở Nội Vụ. Khi tháo dỡ hiện trường triển lãm, Bảo tàng đã kiểm đếm có 63 tài liệu; 126 ảnh; 7 bản đồ, sơ đồ; 5 bài viết được bố trí trên 40 tấm pano. Trong 28 ảnh do Bảo tàng Đắk Lắk cung cấp có 1 ảnh được sao in sử dụng 2 lần với 2 chú thích khác nhau, và 2 tài liệu của Cục lưu trữ nhưng ghi nguồn của Bảo tàng Đắk Lắk.

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 6

Trang 1 bản Dự trù kinh phí ban đầu

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 7

Trang 2 bản Dự trù kinh phí ban đầu

TS Nguyễn Duy Thiệu- Chuyên gia Bảo tàng đang công tác tại Hà Nội cho rằng: những địa danh Đắk Nông hay Đắc Nông; M'Dach hay M'Drack hay M'Drack... là các thuật từ phiên âm theo phát âm của đồng bào các dân tộc bản địa. Trong văn bản cũ mỗi văn bản phiên âm một kiểu. Lẽ ra khi chú thích, đơn vị thực hiện phải giải thích và thống nhất sử dụng thuật từ theo tên gọi của đơn vị hành chính hiện hành.

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 8

3 cách chú thích khác nhau về cùng 1 địa danh trên 1 mảng pano trưng bày

TS Mai Thanh Sơn- Chuyên gia Bảo tàng hiện ở Đà Nẵng nhận xét:  Đây là sự kiện lớn, mục đích tái hiện "Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk qua tài liệu lưu trữ", nhưng được tổ chức quá vội vã trong vòng chưa đầy 2 tháng, bởi cần trừ đi hơn chục ngày nghỉ Tết Nguyên Đán từ khi có bản Kế hoạch 287. Đó là khoảng thời gian không tưởng dành cho một Triển lãm chi phí tốn kém như vậy. Một cuộc triển lãm hoặc trưng bày chuyên đề muốn thu hút được đông đảo người xem, trước hết cần đảm bảo chất lượng ở mức tối ưu. Đi kèm với các đòi hỏi về quy trình kỹ thuật, truyền thông và tương tác. Thiếu 1 trong 3 yếu tố đó, nhà tổ chức rất khó đạt được kết quả và hiệu ứng như mong đợi.

Triển lãm lịch sử đầy 'sạn': Rút kinh nghiệm, nhưng chỉ xem là sai sót nhỏ? ảnh 9

Cách trưng bày quá sơ sài so với tổng chi phí Triển lãm

Ông Võ Văn Cảnh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức Triển lãm “Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Đắk Lắk qua tài liệu lưu trữ” cũng nhiều lần điện thoại trao đổi với tác giả 2 bài báo. Ông cho biết lãnh đạo tỉnh trân trọng ghi nhận, cầu thị tiếp thu sự phản ánh, phê bình. Cách chỉ rõ đâu là “sỏi, sạn” của báo Tiền Phong về cuộc Triển lãm giúp tỉnh thấy rõ những sai sót, yếu kém cần chấn chỉnh, khắc phục. UBND tỉnh sẽ sớm tổ chức cuộc họp với các bên liên quan, làm rõ trách nhiệm của từng bộ phận đã được phân công, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, không để những sai sót tương tự tái diễn.  

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.