Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời

Mùa mưa bão, từng đàn chim bay từ biển vào đất liền để tránh trú. Khi dừng chân tại các vùng bãi ngang ở Hà Tĩnh, chúng dính ngay “thiên la địa võng” mà người dân đã giăng sẵn…
Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 1

Lâu nay, tại các vùng bãi ngang ở Hà Tĩnh, cứ đến mùa mưa bão từ tháng 8 - 11 (âm lịch), rất nhiều người dân giăng bẫy, đánh bắt chim trời.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 2

Xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xem là một trong những điểm nóng về tình trạng săn bắt chim tự nhiên. Từ lâu người dân ở đây thường tìm cách đánh bắt, giết thịt các loài chim. Từ chỗ một vài hộ, lâu dần hàng chục đến hàng trăm hộ dân làm theo. Việc đánh bắt càng ráo riết hơn khi các nhà hàng, người dân có nhu cầu mua chim về ăn.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 3

Người đánh bắt chim tìm mọi biện pháp tốt nhất để chim chỉ cần đậu xuống là không còn lối thoát. Khắp các lùm cây, bờ ruộng người dân đặt dày đặc các loại bẫy, keo dính tạo “thiên la địa võng” đánh bắt theo kiểu tận diệt.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 4

Để đánh được cò, vạc… các thợ đánh chim đã làm những con cò giả đặt giữa các đầm nước, trên các ruộng lúa; thậm chí dùng chim còn sống cho đứng trên những thanh gỗ được đóng kiểu chữ T buộc chân vào dây cước cắm ở các cánh đồng.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 5

Bên cạnh đó, người ta còn sắm thêm cả bộ dàn gồm: Ắc quy, loa phát thanh ghi sẵn âm thanh chim mồi. Ngoài ra, một số thợ săn còn dùng điện thoại ghi lại tiếng chim rồi bật lên dụ chim đến khu vực đánh bẫy.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 6

Xót xa hơn, những con mồi để bẫy chim các thợ săn thường bị chọc thủng mắt hoặc lấy chỉ khâu mắt lại. Theo những người đánh bẫy chim thì việc khâu mắt chim để tiếng kêu của con chim đó to hơn bình thường; chọc mù mắt để chim không thể mổ được những con chim mồi khác.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 7

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, các loài chim mà người dân thường đánh bắt vào mùa mưa chủ yếu là: Cói, cò, vạc, diệc… được bán với giá 30.000 – 200.000 đồng/con (tùy loại chim). Thậm chí những loài diệc lang có giá lên đến 500.000 đồng/con.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 8

Theo lãnh đạo các địa phương, hàng chục năm nay tình trạng giăng "thiên la địa võng" bắt chim trời ở Hà Tĩnh diễn ra công khai. Người dân xem việc đánh bắt chim trời là một nghề kiếm sống. Có những gia đình hai, ba thế hệ đánh bắt chim. Trong khi đó lâu nay lực lượng chức năng chỉ mới dừng ở việc tuyên truyền chứ chưa có chế tài phù hợp để xử lý. Những năm gần đây, ngành chức năng Hà Tĩnh đã bắt đầu vào cuộc ngăn cấm săn bắt chim trời, trong đó có các huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân…

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 9

Ghi nhận của PV vào ngày 1/10, tại xã Thịnh Lộc, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà đã phối hợp với UBND xã, công an.. tiến hành tháo dỡ các điểm đặt bẫy, thu giữ và tiêu huỷ hàng trăm con chim mồi giả, các loại keo, nhựa dính và tiến hành thả chim mồi của đối tượng bẫy chim.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 10

Ông Nguyễn Xuân Mận - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lộc Hà cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, đơn vị đã tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng săn, bắt, bẫy mua bán trái phép các loài động vật hoang dã và chim tự nhiên trên địa bàn huyện. Sau đó, Hạt đã phối hợp với các ngành chức năng vào cuộc quyết liệt xử lý.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 11

“Ngoài việc tuyên truyền, phát tài liệu cho người dân, chúng tôi đã đồng loạt ra quân ở các xã tiền hành phá bỏ các điểm bẫy chim. Bên cạnh đó, chúng tôi còn làm việc với các nhà hàng ký cam kết không sử dụng chim tự nhiên”  - ông Mận nói.

Truy quét, tháo dỡ 'thiên la địa võng' tận diệt chim trời ảnh 12

Theo ông Mận việc ra quân của các ngành chức năng đã có những tín hiệu tích cực, xóa bỏ nhiều điểm bẫy chim, nhiều hộ dân đã tự nguyện cam kết không tái diễn việc đánh bắt, sử dụng chim tự nhiên. Tuy nhiên, để triệt để vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn do chính quyền địa phương một số xã còn chưa thực sự quyết liệt, người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các loài chim. “Một số hộ gia đình khó khăn coi thu nhập từ việc bẫy, bắt chim tự nhiên di cư là nguồn thu chính trong những tháng mùa mưa. Mặc dù đã được tuyên truyền, vận động tháo dỡ các lùm đơm nhưng việc chấp hành của các hộ vẫn còn hạn chế và vẫn còn tình trạng lén lút lắp đặt trở lại. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền và xử lý, nếu các ngành chức năng phối hợp quyết liệt vào cuộc thì nạn đánh bắt chim tự nhiên sẽ dần được giải quyết” – ông Mận nói.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG