Văn minh nơi công cộng phải được giáo dục

Văn minh nơi công cộng phải được giáo dục
TPO - Tôi cảm thấy rất tâm đắc với loạt bài viết về văn hóa ứng xử trên Tiền phong Online, đặc biệt là các bài viết về văn hóa trên máy bay, bởi đây không chỉ còn là vấn đề đóng cửa bảo nhau mà là chỗ chúng ta tiếp xúc với thế giới, là nơi các nền văn hóa dễ dàng được quan sát và so sánh nhất.

>> Vì sao người đẹp không cười ?/Ý kiến bạn đọc
>> Chúng tôi không muốn là người đẹp không biết cười !

Văn minh nơi công cộng phải được giáo dục ảnh 1
Hình minh họa. Ảnh : VietnamNet

Trong công việc tôi cũng có may mắn được đi lại nhiều và quả thật, như nhận xét một ai đó, việc phân biệt đối xử, dù chỉ trong lời nói, của tiếp viên hàng không giữa người Việt nam và người nước ngoài là có tồn tại.

Bản thân tôi đã được chứng kiến một việc minh chứng cho điều này. Trong một lần đi công tác, tôi và anh bạn bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội. Sau khi máy bay cất cánh và lấy độ cao, anh bạn tôi mới rút chiếc điện thoại O2 đời mới khoe với tôi, tất nhiên đang để chế độ Flight Mode (ai dùng điện thoại loại này đều biết không thể tắt hoàn toàn nguồn đi được).

Hãy gửi cho chúng tôi những câu chuyện về "Văn hóa ứng xử" mà bạn từng chứng kiến tại đây.

Khi chúng tôi đang trao đổi về chiếc điện thoại thì đột nhiên có một tiếp viên nam đi qua nhìn thấy. Với một thái độ rất tức giận (?!?!?!?), anh tiếp viên quát chúng tôiTắt ngay điện thoại đi” (?!?!?!?!?) khiến chúng tôi rất bị bất ngờ và giật mình. Chúng tôi chưa biết xử lý thế nào mà chỉ nhìn nhau cười mặc dù cảm thấy bị xúc phạm với thái độ như vậy.

Chúng tôi biết anh ta đang hiểu nhầm việc chúng tôi sử dụng điện thoại trong chuyến bay. Nhưng điều làm chúng tôi bất ngờ hơn vì có thể nghĩ rằng chúng tôi là người nước ngoài chứ không phải là người Việt Nam, anh tiếp viên hạ giọng rất nhanh và với một giọng rất êm ái, anh nói “Turn off, please sirs!” và sau đó bỏ đi khi mà chúng tôi vẫn còn cầm điện thoại trên tay.

Phải nói rằng, đội ngũ tiếp viên, theo tôi, là một trong những lực lượng lao động được đào tạo một cách bài bản nhất, đặc biệt là vấn đề văn hóa nhưng cũng không tránh khỏi những hạt sạn như trên.

Vậy tại sao các anh các chị lại nghĩ rằng hành khách phải hoàn hảo ? Tôi không đồng tình với lý luận rằng vì một số lỗi của hành khách mà đội ngũ tiếp viên có thể từ chối nhiệm vụ của mình.

Bản thân tôi thấy văn hóa cũng là một điều rất khó chuẩn mực hóa. Văn hóa cũng là cái chúng ta phải được học và trong từng hoàn cảnh. Nếu tôi nhớ không nhầm, không dưới hai lần tôi đọc được ở đâu đó có người suýt nữa uống nước bã chè trong bát tại các nhà hàng ăn hải sản?! Liệu chúng ta có thể khẳng định những người này là không có văn hóa. Chắc chắn là không, đơn giản vì họ không biết, không ai chỉ cho họ.

Tôi còn nhớ lần đầu tôi đi ăn tại một nhà hàng ăn nhanh tại một nước tiên tiến trên thế giới. Sau khi ăn xong, tôi đứng dậy và để nguyên toàn bộ khay của mình trên mặt bàn. Mặc dù đã để rất gọn gàng thức ăn thừa, giấy ăn, cốc nước trên khay riêng, nhưng tôi vẫn không khỏi bối rối khi được người của nhà hàng yêu cầu tôi quay lại dọn và bỏ đồ ăn thừa vào thùng rác.

Liệu như vậy tôi có phải là vô văn hóa ? Có thể trong xã hội của họ, việc này là không chấp nhận được nhưng tôi có thể khẳng định, tại Việt Nam điều này là rất xa lạ. Chẳng lẽ, chúng ta lại nói người Việt Nam là thiếu văn hóa?!?!

Tất nhiên, tại Việt Nam có rất nhiều bất cập về văn hóa cộng đồng như việc xếp hàng nơi công cộng, giữ vệ sinh chung… tuy nhiên tôi có thể khẳng định văn hóa không tự nhiên mà có. Nó cũng cần phải được hướng dẫn, được giáo dục…

Và diễn đàn này là một việc làm có ích cho việc thay đổi văn hóa ứng xử của người Việt.

Sau khi đọc các bài viết về đề tài này trên diễn đàn, đôi khi tôi tự hỏi ”Khi mình thấy người khác làm những điều không đúng với chuẩn mực văn hóa như trên máy bay, khi xếp hàng nơi công cộng… chúng ta không góp ý với họ, chỉ cho họ cái sai thậm chí, đó là cái cớ để đôi khi chúng ta từ chối trách nhiệm nghĩa vụ của mình, là hiện tượng để chúng ta quan sát và bàn luận, liệu đó có đúng chuẩn mực Văn hóa hay không?

Hành động có văn hóa - quá dễ, nếu bạn được giáo dục

Tôi thấy chúng ta còn phải tốn nhiều giấy mực để bàn về vấn đề này. Các bạn cứ thử nghĩ mà xem : văn hóa của cá nhân từ đâu mà có nếu không từ giáo dục ? Giáo dục trong gia đình tôi cho là 50 %, trong nhà trường là 50 %.

Nhưng một điều tôi thấy rất tiếc là trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường đều chưa làm hết. Tôi khẳng định rằng nếu trong gia đình một thành viên không được công nhận là mẫu mực về mọi mặt hay trong nhà trường nhân vật này luôn hạnh kiểm kém thì tôi khẳng định ngay rằng : ra xã hội chúng ta sẽ phải đón nhận những hành vi kém văn hóa của người này, không ở chỗ này thì chỗ khác, không lúc này thì lúc khác.

Tôi đã từng "dày mặt" khi phải chứng kiến một số hành vi phản văn hóa của một vài vị thậm chí từng được coi là ...doanh nhân gì đó, vị này có thể uống bia rượu vào là có thể bô bô kể về đời tư xưa kia chỉ từng học hết cấp 1, đã từng chinh chiến trên thương trường, tình trường, chạy chọt...

Các bạn thông cảm nhé, chắc các bạn cũng như tôi , đã từng làm ăn, quan hệ với nhiều người, nhiều thành phần xã hội, không cho rằng số đông mọi thành phần đều có hành vi tương tự vị doanh nhân tôi găp ở trên.

Tuy nhiên phải khẳng định rằng : Người Việt chúng ta đến thời điểm này còn nhiều khiếm khuyết về văn hóa giao tiếp, cư xử chưa phù hợp khi ra ngoài.

Nguyên nhân sâu xa một phần theo ngu ý của tôi : Do giáo dục! Khi nào nhà trường làm đúng tôn chỉ : Tiên học lễ, hậu học văn - trang bị cho học sinh của mình kiến thức làm Người bình thường đã, kiểm tra, chấp nhận được sau đó mới trang bị kiến thức khoa học hay nghề nghiệp - lúc ấy 50% văn hóa cá nhân đã được ở mức chấp nhận được rồi.

Cám ơn các bạn đã cùng tham gia diễn đàn cùng tôi.

Biết nói gì hơn hỡi các bạn trẻ ?

Tôi hoàn toàn tán thành ý kiến nhiều bạn đã nêu. Tôi chỉ nói nơi tôi ở. Nhiều thanh niên trẻ làm việc ở các công ty tại tòa nhà M3-M4 Nguyễn Chí Thanh(A9) không thực hiện quy định của Ban quản lý đi cầu thang máy dành riêng cho họ mà tràn sang cầu thang máy dành cho khu gia đình, tuyệt đại đa số họ đều có trình độ tối thiểu là đại hoc.

Vào cầu thang máy chật chội nhưng họ vẫn nói chuyện, cười đùa như chỗ không người, cá biệt có người còn hút thuốc lá, thậm chí nhổ nước bọt xuống sàn cầu thang máy.

Ở các quán ăn công cộng, chúng tôi rất khó chịu khi thấy nhiều thanh niên và cả những người đứng tuổi ở các cơ quan ra liên hoan ăn uống ở đây uống rươu bia là cứ hò "dô, dô, dô" ầm ĩ cả quán.

Phải chăng đây là nếp văn minh lịch sự của họ, hay họ coi thường mọi người. Có lần tôi nhìn thấy 4 người nước ngoài vào ăn tại quán C. đường Láng hạ, thấy số TN người Việt "dô, dô" ầm ĩ, họ nhìn sang bàn chúng tôi và lắc đầu.Thật buồn và xấu hổ ! Biết nói gì hơn nữa hỡi các bạn trẻ có trình độ của đất nước ?

Văn hóa ứng xử trên chuyến bay

Tôi từng là một người hướng dẫn viên du lịch. Từng hiểu nỗi mệt mỏi khi phải di chuyển nhiều, những vị khách khó tính... Nên cũng phần nào hiểu và thông cảm với những khó khăn của các tiếp viên hàng không. Nhưng không vì thế mà có thể chấp nhận những lối hành xử kém của một vài tiếp viên.

Ngày 19/5 trên chuyến bay từ Đà Nẵng về Tp.HCM, ký hiệu chuyến bay VN 325, tôi thấy bất bình về thái độ phục vụ của 2 tiếp viên 1 nam 1 nữ.

Tôi ngồi cạnh 2 vợ chồng bác lớn tuổi, người vợ đưa chồng bị bệnh ung thư vào SG. Tôi thấy bác ngồi rất khó khăn và đau đớn. Nên tôi có nhấn nút nhờ sự giúp đỡ, nhưng đợi gần hơn 20 phút tôi không thấy ai đến.

Khi tôi nhìn ra phía cuối thì thấy khoảng 4 tiếp viên đang đứng trò chuyện phía sau. Rồi tôi phải gọi anh tiếp viên lại và nói là Bác này cần giúp đỡ có thể cho mượn tấm chăn để bác kê nằm cho đỡ đau được hay không? thì anh bảo hết chăn, trong khi bên cạnh tôi các nữ hành khách người Nhật hay Hàn Quốc gì đó thì được cung cấp chăn.

Tôi nhắc lại là bác này bị bệnh nặng. Nhờ vậy mà anh mới đem đến cho mượn 2 chiếc gối, nhưng anh chỉ đưa rồi bỏ đi không nói gì. Phải chăng người nước ngoài thì được giúp đỡ ngay. Còn người Việt thì không?

Sau đó tôi thấy bác ngồi rất khó khăn, nên tôi muốn giúp bác ngả ghế nằm cho khỏe tí. Tôi có quay ra sau và xin lỗi 2 nữ hành khách phía sau la muốn ngả ghế cho bác này bị bệnh nằm. Vậy mà tôi đón nhận sự im lặng đáng sợ của một nữ hành khách và cái nhìn khó chịu của người còn lại.

Lúc này tôi ngồi số ghế 36h, và khi chuyến bay gần hạ cánh, tôi đang chuẩn bị giúp bác dựng ghế dậy, nhưng chưa kịp dựng thì tôi nghe giọng nói của một nữ tiếp viên : " hai bác dựng ghế dậy !".

Tôi sững sờ. Vì đúng ra với độ tuổi của 2 bác các cô phải dạ thưa chứ không sẵng giọng như vậy. 

Trên đây chỉ là thông tin mà tôi muốn trao đổi để mong rằng các tiếp viên luôn là những người mà hành khách trên những chuyến bay tin tưởng và tự hào về sự thân thiện của ngành hành không Việt Nam.

Chen lấn...

Văn hoá ứng xử khi xuất hiện trên các phương tiện giao thông công cộng đang có nhiều điều bức xúc mà đòi hỏi mỗi một cá nhân đều phải tự ý thức để làm sao đừng làm ảnh hưởng đến người khác. (Mình vì mọi người, mọi người vì mình).

Tôi đã từng đi lại bằng phương tiện máy bay nhiều lần tôi thấy phần đa hành khách rất buồn cười ở chỗ : khi thời gian đang còn nhiều thì mọi người cứ tụm ba tụm bảy để nói chuyện, đến lúc sát giờ mọi người chen lấn để làm thủ tục.

Xong làm thủ tục lại đủng đỉnh đợi đến khi nhà ga thông báo vào cửa kiểm soát ngay tức khắc ùa vào động nghẹt, có người còn chen lấn để được vào trước.

Đến khi xuống sân bay và chờ nhận hành lý, mọi người đứng vây kín một vòng, trong khi có nhiều người khác phát hiện ra hành lý của mình mà không tài nào vượt vào vòng trong để nhận, có người còn cầm nhầm hành lý của người khác.

Dịp tết 2008 vừa qua tôi có đi trên chuyến bay VN 375 và xuống Nội Bài được các bác tài xế dịch vụ nội bài tiễn về Vinh, dọc đường từ Thanh Hoá về Vinh có ai đó xuống xe đã cầm nhầm mất của tôi 1 túi hành lý, về đến Vinh đã 24 giờ, khi phát hiện ra thì đã muộn.

Tôi có báo với phòng dịch vụ hành lý hàng không thì nhận được câu trả lời chờ liên hệ được và thông báo sau, tôi đã chờ nhưng rồi cũng không hy vọng vì túi hành lý của tôi có giá trị nhiều lần so với tùi hành lý ai đó bỏ lại.

Đây cũng là lời nhắc nhở hành khách nên cẩn thận khi đi xe trung chuyển mặc dù xe đó là dịch vụ của hàng không - Vietnamairlines. Mỗi người khi đi máy bay và có hành lý nên nhận dạng riêng hành lý của mình để thuận tiện khi nhận, đừng để vô tình cầm nhầm mất đồ của mình cũng như gây phiền toái cho người khác - đây cũng là một trong 1001 thứ văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông công cộng.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ? 

MỚI - NÓNG