Việc lấn chiếm do UBND quận tự làm!

Việc lấn chiếm do UBND quận tự làm!
TP - Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Trần Thị Thanh Nhàn cho biết như vậy khi đề cập việc UBND quận Hoàng Mai và các cơ quan hành chính quận này cơi nới, lấn chiếm và xây dựng trái phép trên đất lưu không khu đô thị Đền Lừ.

>> Hà Nội: UBND quận Hoàng Mai 'xẻ thịt' đất công

Việc lấn chiếm do UBND quận tự làm! ảnh 1

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai Trần Thị Thanh Nhàn

“Việc này UBND quận tự làm mà không báo cáo Quận ủy”- Bà Nhàn cho hay. Cũng theo bà Nhàn, việc làm của UBND Quận là sai. Còn mức độ sai thế nào, thì chính UBND quận và nhân dân khu đô thị Đền Lừ là người biết rõ.

“Đúng là sau khi UBND quận xây dựng những công trình này, Quận ủy không có ý kiến gì, vì không được báo cáo!”.

Bí thư Quận ủy Hoàng Mai cũng thừa nhận, việc xây dựng trên đất lưu không của UBND quận là khó chấp nhận, chắc chắn không ai cho phép vì đó là việc làm sai.

 “Còn việc người dân có kêu ca phàn nàn mà quận không trả lời thì cũng không được. Tới đây, quận sẽ phải trả lời rõ vì sao lại có tình trạng này để nhân dân biết và thông cảm. Quận cũng phải hứa sẽ trả lại nguyên trạng diện tích đất sinh hoạt cộng đồng cho dân. Trong việc này, quận phải rút kinh nghiệm. Không phải UBND quận có quyền tự cho phép mình muốn làm gì cũng được” – Bà Nhàn nói.

Được biết, sau khi được thành phố cho sử dụng tạm tầng 1 nhà chung cư khu đô thị Đền Lừ, từ năm 2004 UBND quận và các cơ quan hành chính quận Hoàng Mai đã cho xây dựng cơi nới trên vỉa hè, mặt thoáng các nhà chung cư với tổng diện tích gần 6.000m2.

Những sai phạm này đã mở đường cho nhiều sai phạm khác, làm biến dạng bộ mặt khu đô thị. Theo bà Nhàn, thành phố đã phê duyệt dự án xây dựng khu hành chính quận Hoàng Mai mới, dự kiến sẽ hoàn thành trong khoảng 14 tháng nữa.

Lúc đó, UBND quận sẽ trả lại bộ mặt cho khu đô thị như ban đầu. Còn trước mắt, quận sẽ giải thích để dân hiểu. “Đúng ra, UBND quận nên trả lời để dân thông cảm, chia sẻ với khó khăn của quận” - Bà Nhàn nói. 

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.