Quy hoạch thủy điện sông Đồng Nai:

Vườn Quốc gia Cát Tiên bị đe dọa?

Vườn Quốc gia Cát Tiên bị đe dọa?
TP - Theo quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai, trên dòng chính của sông sẽ có 9 công trình thủy điện (một số đang vận hành - P.V). Tuy nhiên, theo đại diện của Vườn Quốc gia Cát Tiên, nếu triển khai các dự án như quy hoạch sẽ đe dọa việc bảo tồn của Vườn.
Vườn Quốc gia Cát Tiên bị đe dọa? ảnh 1
Sông Đồng Nai sẽ tác động đến VQG Cát Tiên khi các công trình thủy điện được xây dựng

Đáng kể là thủy điện Đồng Nai 6 được quy hoạch từ năm 2002 với công suất 180 MW do Cty Cổ phần Đức Long Gia Lai (DLG) làm chủ đầu tư. Sau khi khảo sát, DLG cho rằng, dự án này tác động lớn đến môi trường do vùng ngập lòng hồ quá lớn, ảnh hưởng tới rừng quốc gia.

Do đó DLG xin hiệu chỉnh quy hoạch dự án Đồng Nai 6 thành hai dự án gồm Đồng Nai 6 có công suất 135MW và Đồng Nai 6A có công suất 106MW nằm tại vị trí các xã Hưng Bình, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông), Đồng Nai Thượng, Phước Cát 2, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) và Đồng Nai, huyện Bù Đăng (Bình Phước).

Tuy nhiên sau khi hiệu chỉnh thì hai dự án thủy điện này vẫn lấy mất hơn 130 ngàn héc ta rừng thuộc vùng lõi rừng Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên và trên 230 ngàn hécta rừng phòng hộ.

Cách thủy điện Đồng Nai 6A 20 km về hạ nguồn là dự án thủy điện Đức Thành của Cty Cổ phần Đức Hòa nằm trên xã Phước Cát 2, Cát Tiên (Lâm Đồng) và tiếp giáp với VQG Cát Tiên.

Căn cứ trên bản đồ tổng thể VQG Cát Tiên với quy hoạch hệ thống thủy điện bậc thang sông Đồng Nai, Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Phòng Khoa học Kỹ thuật  VQG Cát Tiên cho rằng, VQG Cát Tiên  gần như  bị bao bọc bởi các nhà máy thủy điện.

Vườn Quốc gia Cát Tiên bị đe dọa? ảnh 2
Tê giác tại VQG Cát Tiên (ảnh do VQG Cát Tiên cung cấp)

Đe dọa tê giác

Vườn Quốc gia Cát Tiên bị đe dọa? ảnh 3Phải cân nhắc kỹ về bảo tồn, không phải vì kinh tế mà xem nhẹ bảo tồn. Quan điểm của chúng tôi là không ủng hộ dự án nếu có chia cắt, tác động lớn đến Vườn Quốc giaVườn Quốc gia Cát Tiên bị đe dọa? ảnh 4 - Ông Hà Công Tuấn - Cục trưởng Cục Kiểm lâm.

Ông Trần Văn Thành - Giám đốc VQG Cát Tiên khẳng định, các dự án thủy điện trên đều tác động lớn đến môi trường sinh thái của VQG Cát Tiên. Đặc biệt là ảnh hưởng môi trường sinh sống của tê giác và vùng đất ngập nước Ramsar - Bàu Sấu.

Tại dự án thủy điện Đồng Nai 5, VQG Cát Tiên cách khu Cát Lộc (vùng sinh cảnh tê giác) 1,5 km. Trong quá trình thi công, công trình sẽ sử dụng 1.000 tấn thuốc nổ theo dự kiến thì tiếng ồn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh cảnh và thủy văn vùng hạ lưu, trong đó có rừng Cát Lộc và khu Ramsar - Bàu Sấu.

Riêng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, ông Thành cho rằng, trong quá trình mở đường giao thông, khai thác tận thu gỗ, đá… sẽ ảnh hưởng nguồn tài nguyên động thực vật tại VQG Cát Tiên.

Hơn nữa việc ngăn đập dự án thủy điện này chắc chắn ảnh hưởng đến hệ đất ngập nước Ramsar - Bàu Sấu thuộc VQG Cát Tiên và sự di chuyển, sinh sản và hoạt động của các loài thủy sinh. 

“Tê giác tại Việt Nam hiện chỉ còn 3 đến 5 cá thể đang có nguy cơ tuyệt chủng nên việc xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A sẽ ảnh hưởng lớn đến việc bảo tồn loài tê giác”- Ông Trần Văn Thành cho biết.

Ông Trần Văn Thành đề nghị cần xem xét một cách cẩn trọng việc cho phép đầu tư xây dựng hai công trình thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Đặc biệt, cần có một đơn vị độc lập, đánh giá những tác động của các dự án thủy điện đối với VQG Cát Tiên.   

Vườn Quốc gia Cát Tiên có tổng diện tích 71.350 ha, nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng.

Cát Tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới  và Ban Thư ký Công ước RAMSAR công nhận vùng đất ngập nước Bàu Sấu có tầm quan trọng quốc tế.

Vườn Quốc gia Cát Tiên đang lập hồ sơ trình UNESCO thẩm định để công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới.

 
MỚI - NÓNG