Xe buýt - Người dân chưa mặn mà

Xe buýt - Người dân chưa mặn mà
TP - Dù biết đi xe buýt là tiết kiệm, an toàn, song vẫn còn rất nhiều người dân TPHCM chưa chọn loại phương tiện công cộng này để đi lại hàng ngày.

"Tôi đi xe buýt vì đỡ tốn tiền, chỉ mất mấy ngàn đồng so với hàng chục ngàn tiền đổ xăng, tiền gửi xe, thỉnh thoảng ruột xe bị thủng, phải vá…"- Lê Nam, sinh viên ĐH KHTN (ĐH QGTPHCM) tâm sự. Nam là một trong nhiều sinh viên thường xuyên sử dụng xe buýt làm phương tiện đến trường và anh thường đứng đón xe buýt lại trạm gần giao lộ Trần Hưng Đạo - Phạm Hồng Thái (Q.1 TPHCM).

Ngoài lý do chi phí rẻ, tiện dụng và an toàn, chị Mika, một hướng dẫn viên du lịch người Nhật còn cho rằng xe buýt là nơi để chị tranh thủ học tiếng Việt. 

"Thanh niên phải xung kích đi đầu, gương mẫu, đồng thời tuyên truyền những suy nghĩ, nhận thức và hành động sang những người xung quanh, từ gia đình tới cộng đồng dân cư thực hiện văn hóa giao thông" - anh Phan Văn Mãi - Bí thư T.Ư Đoàn chia sẻ với ĐVTN 32 tỉnh, thành phía Nam trong ngày hội "Thanh niên với văn hóa giao thông" tổ chức tại TPHCM sáng 19/9.

Là một trong những địa phương đang phải đương đầu với nạn ùn tắc giao thông nghiêm trọng, Thành Đoàn TPHCM ban hành các chương trình hành động như "Tuổi trẻ thành phố xung kích vì trật tự ATGT", huy động 100.000 thanh niên mỗi năm tuyên truyền giáo dục và xung kích tham gia giữ gìn trật tự ATGT nhằm kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.

Các đội thanh niên "Phản ứng nhanh" trực chốt tại các điểm nóng tham gia giải quyết kịp thời tình trạng kẹt xe trước các cổng trường, cổng chợ, bệnh viện, bến xe, các khu chế xuất.

Mặc dù vậy, không ít người dân chưa mặn mà với xe buýt. "Tôi đi xe buýt cũng vì để đỡ tốn tiền, nhưng nhiều lúc phiền lắm..." - Chị Tư, nhà ở gần chợ Bình Điền, Q.8 than phiền.

Chị Tư làm nghề buôn bán và hay đi lại bằng xe buýt. Chỉ kể, một lần đi Suối Tiên bằng xe buýt bị kẻ gian móc túi lấy mất điện thoại. Nhiều lần khác chị bị nhân viên phục vụ trên xe buýt mắng mỏ vô cớ, chẳng hạn khi xe quá nóng muốn mở cửa sổ cho thoáng.

Anh Thanh Hùng, một nhân viên văn phòng tại cao ốc Saigon Center ở trung tâm Quận 1 nhìn nhận: "Xe buýt thường không đúng giờ, dễ bị kẹt trong tình hình giao thông lộn xộn và thường xuyên tắc nghẽn hiện nay". Những người làm nghề tự do, nhân viên tiếp thị, bán hàng đương nhiên không chọn xe buýt vì không đi vào các con hẻm nhỏ được.

Theo một nghiên cứu của Trường ĐH Bách khoa TPHCM, thành phố có mạng lưới đường giao thông chưa thuận lợi cho xe buýt tiếp cận đến với người dân, từ đó rất khó có thể triển khai mạng lưới xe buýt phủ khắp các khu vực dân cư của thành phố.

Có khá nhiều khu vực dân cư với mạng lưới đường hẻm nhỏ, bán kính đi bộ từ nhà đến trạm xe buýt hoặc ngược lại xa, trên 500m. Trong khi đó, 79 phần trăm người dân vẫn chưa có thói quen đi bộ với khoảng cách trên 300 m để tiếp cận xe buýt.

Bên cạnh đó, tình trạng xe bỏ trạm, bỏ khách, chạy ẩu hoặc thái độ phục vụ của nhân viên nhà xe với hành khách thiếu văn minh lịch sự, hoặc nạn móc túi, quấy rối tình dục… cũng là lý do quan trọng khiến người dân thờ ơ với xe buýt.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.