Bộ tộc ăn thịt người cuối cùng trên thế giới

Bộ tộc ăn thịt người cuối cùng trên thế giới
Bộ tộc Korowai ở New Guinea không chỉ được biết đến là tộc người tách biệt với thế giới văn minh, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà trên cây mà họ còn là bộ tộc ăn thịt người cuối cùng trên thế giới.

Bộ tộc ăn thịt người cuối cùng trên thế giới

Bộ tộc Korowai ở New Guinea không chỉ được biết đến là tộc người tách biệt với thế giới văn minh, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà trên cây mà họ còn là bộ tộc ăn thịt người cuối cùng trên thế giới.

Người Korowai là một bộ tộc khoảng 4000 người sống ở rừng rậm New Guinea, và họ là tộc người cuối cùng còn tiếp tục ăn thịt người. Nhưng đối với họ, đó không phải ăn thịt người mà là sự trả thù của một con quỉ có tên gọi Khakhua. Chỉ đến gần đây, bộ tộc này mới cho phép người ngoài nghiên cứu phong tục của họ.

Bộ tộc ăn thịt người cuối cùng trên thế giới ảnh 1
Người Korowai sống tách biệt thế giới văn minh trong rừng rậm New Guinea
Người Korowai sống tách biệt thế giới văn minh trong rừng rậm New Guinea.
 

Người Korowai sống dọc bờ sông Ndeiram Kabur và rất miễn cưỡng khi cho người ngoài vào làng. Họ sống ở các ngôi nhà trên cây, một biểu hiện sinh động của việc sử dụng các vật liệu có sẵn trong thiên nhiên để phục vụ mục đích sống.

Với người Korowai, tục lệ ăn thịt người là một nghi lễ quan trọng để bảo vệ các thành viên trong bộ lạc khỏi loài quỉ có tên là Khakhua. Đó là một phù thủy nam, thường giả dạng làm người thân hoặc bạn bè của người nào đó nhằm mục đích khi nạn nhân ngủ, con quỉ sẽ ăn thịt và giết chết anh ta. Nếu người chết chăng trối được một cái tên trước khi ra đi, đó chính là tên người đã bị Khakhua giả dạng. Người đó sẽ không còn được coi là người mà là một con quỉ. Khakhua sẽ bị giết bằng một mũi tên ma thuật được làm từ xương của một loài chim lớn và có ngạnh sâu ở 2 bên mũi tên. Sau khi bị giết, con quỉ sẽ bị những người trưởng thành trong bộ tộc ăn thịt.

Xương của con quỉ Khakhua sau khi bị ăn thịt được đặt bên ngoài như một lời cảnh báo
Xương của con quỉ Khakhua sau khi bị ăn thịt được đặt bên ngoài như một lời cảnh báo.
Người đàn ông có tên Kilikili cầm trên tay một hộp sọ được cho là của Khakhua
Người đàn ông có tên Kilikili cầm trên tay một hộp sọ được cho là của Khakhua.
 

Với người Korowai, họ không cho rằng họ đang ăn một con người mà là trả thù con quỉ Khakhua. Họ thực thi hành động mang tính công lý để trả thù cho người trong bộ lạc của mình dù nạn nhân có là ai chăng nữa. Kể cả trẻ em trong bộ lạc cũng có thể trở thành Khakhua, nhưng chúng không bị ăn thịt cho tới khi trưởng thành.

Cậu bé Wawa, 6 tuổi, bị các thành viên gia tộc mình kết tội là một Khakhua
Cậu bé Wawa, 6 tuổi, bị các thành viên gia tộc mình kết tội là một Khakhua.
 

Trên thực tế nghi lễ này cũng không phổ biến, và đang dần dần biến mất khi người Korowai tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Ở một số khu vực, nhà chức trách đã có biện pháp ngăn cấm các hoạt động này.

Người Korowai không có các loại thuốc men hiện đại, và môi trường rừng nhiệt đới họ sinh sống làm cho họ hay nhiễm các bệnh như sốt rét hay bệnh lao. Tuổi thọ trung bình của họ không cao, và việc hay ốm đau cùng chết sớm được giải thích bằng hình tượng con quỉ Khakhua, đặc biệt là khi một gia đình có nhiều người chết trong thời gian ngắn.

Đáng chú ý, khu vực New Guinea mà người Korowai sinh sống chính là nơi mà Micheal Rockefeller (thuộc gia đình dầu mỏ Rockerfeller) mất tích khi ông đang tìm kiếm các tác phẩm nghệ thuật bản địa để trưng bày tại New York. Số phận của ông vẫn chưa rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng ông chính là nạn nhân của việc ăn thịt người.

Theo Phan Hạnh
Dân trí, Sonian

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.