Lễ hội nhảy múa với… xác chết

Lễ hội nhảy múa với… xác chết
TPO - Những người dân ở Madagascar có một nghi lễ rất độc đáo để gắn kết quan hệ gia đình gọi là Famadihana hay còn gọi là “thay xương”.
Lễ hội nhảy múa với… xác chết ảnh 1
 

Lễ hội được tổ chức 7 năm một lần, khi đó các ngôi mộ của gia đình được đào lên, người quá cố được thay quần áo mới. Sau đó đại gia đình bắt đầu nhảy múa cùng người đã khuất trong niềm hân hoan hứng khởi.

Đàn nhạc rộn lên, gia đình giết thịt để thiết đãi khách mời. Các trưởng lão trong làng giải thích cho con cháu của mình về tầm quan trọng của người quá cố. Lễ Famadihana được xem là ngày thể hiện cho người chết thấy được họ yêu thương người quá cố đến mức nào. Các gia đình quây quần tụ họp để tưởng nhờ người đã khuất và để thắt chặt thêm tình cảm gia đình.

Lễ hội nhảy múa với… xác chết ảnh 2
 

Người dân nơi đây tin rằng con người không phải sinh ra từ cát bụi, mà là từ máu thịt của tổ tiên. Do đó, họ rất tôn thờ những bậc tiền bối. Cư dân đảo quốc Madagascar cũng tin rằng ngay cả khi xác thị đã bị phân hủy hoàn toàn, người chết vẫn chưa biến mất vĩnh viễn mà vẫn hiện diện đâu đó để giao tiếp với người đang sống. Vì vậy cho đến khi người đã khuất hóa thành cát bụi, họ vẫn được các thành viên gia đình quan tâm và yêu thương trong các lễ hội Famadihana.

Lễ hội nhảy múa với… xác chết ảnh 3
 

Một điều khá thú vị là Famadihana không phải là một lễ hội truyền thống cổ xưa ở Madagascar, lễ hội này mới chỉ phổ biến từ thế kỉ 17.

Ngày nay, việc tổ chức một lễ hội Famadihana là khá tốn kém. Theo truyền thống, sẽ là báng bổ tổ tiên nếu một gia đình có điều kiện lại không tổ chức lễ Famadihana. Tuy nhiên, hiện nay một số người cho rằng tập tục này có phần lãng phí.

Lễ hội nhảy múa với… xác chết ảnh 4
 

Rakotonarivo Henri, một nông dân 55 tuổi cho biết: “Chúng ta nợ tổ tiên mọi thứ, vì vậy đây là dịp để chúng ta nói lời cảm ơn. Trong dịp này, tôi cầu mong sức khỏe, tiền tài”.

Anh Jean Ratovoherison, 30 tuổi làm quản lý một hãng công nghệ lại có quan điểm khác: “Tôi không tin người chết có thể giao tiếp được với người sống nhưng tôi tin rằng lễ hội Famadihana giúp chúng tôi thắt chặt tình cảm gia đình qua các thế hệ”.

Tuy nhiên, vào dịp này, tất cả mọi người đều tham gia vui vẻ và nhiệt tình. Khi người chết được đưa lên khỏi mộ, không ai được khóc, chỉ có tiếng đàn và nhạc vang lên, mọi người cùng nhau nhảy múa trong niềm hân hoan cùng các xác chết.

Phan Yến
Theo OD

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.