Tuyệt chiêu ‘bích hổ du tường’ được khoa học lý giải

Tuyệt chiêu ‘bích hổ du tường’ được khoa học lý giải
Trong tiểu thuyết võ hiệp, cao thủ võ lâm thường học loài thằn lằn, tắc kè (bích hổ) thi triển công phu leo tường (du tường) bá đạo. Hiện khoa học đã lý giải được khả năng bám và đi trên tường của loài bò sát.

Tuyệt chiêu ‘bích hổ du tường’ được khoa học lý giải

Trong tiểu thuyết võ hiệp, cao thủ võ lâm thường học loài thằn lằn, tắc kè (bích hổ) thi triển công phu leo tường (du tường) bá đạo. Hiện khoa học đã lý giải được khả năng bám và đi trên tường của loài bò sát.

Tắc kè có thể bám vào các bề mặt ẩm ướt. Ảnh: Dailymail
Tắc kè có thể bám vào các bề mặt ẩm ướt. Ảnh: Dailymail.
 

Các nhà khoa học của trường đại học Akron ở bang Ohio (Mỹ) đã giải mã được tại sao tắc kè có thể bám vào lá, cây cũng như bề mặt ngay cả khi bề mặt bị ướt. Kết quả của nghiên cứu vừa được Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia công bố hôm qua.

Các nhà khoa học Mỹ thấy rằng, trên bề mặt ẩm ướt, ngón chân của tắc kè tạo ra các túi khí giữ chân khô thoáng. Điều này cho phép chúng có thể bám chắc vào những chiếc lá trong môi trường rừng nhiệt đới ẩm ướt. Ngoài ra, các miếng đệm trên ngón chân tắc kè có những sợ lông nhỏ xíu và rất dính giúp làm khô các bề mặt.

“Tắc kè có thể bám dính vào bề mặt ẩm ướt tốt không khác gì bám vào bề mặt khô”, tiến sĩ Alyssa Stark của đại học Akron khẳng định.

Tuy nhiên, không phải tắc kè có thể bám trên tất cả các bề mặt ẩm ướt. Trong một nghiên cứu vào năm 2012, Alyssa Stark và các đồng nghiệp đã phát hiện tắc kè không thể bám vào mặt kính ướt.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát khả năng bám của 6 cá thể tắc kè. Họ buộc dây an toàn cho các con tắc kè này trước khi đặt chúng trên các bề mặt có lượng nước khác nhau. Sau đó, các nhà khoa học nhúng bàn chân của tắc kè trong nước và đo khả năng bám dính bằng cách tác dụng một lực theo hướng ngược lại cho đến khi những con tắc kè trượt chân.

Những ngón chân đặc biệt của tắc kè mất khả năng bám trên các bề mặt phẳng, trơn trượt và hoàn toàn không thấm nước như thủy tinh. Bởi có một màng nước phát triển giữa bề mặt các vật liệu như thuỷ tinh và các ngón chân của tắc kè làm hạn chế khả năng bám dính của chúng.

Nhưng trên tấm mica hoặc nhựa - có chất lượng bề mặt tương tự như những chiếc lá mà tắc kè vẫn bám trong môi trường tự nhiên, ngón chân tắc kè tạo ra các túi khí, giữ đôi chân của mình khô ráo và duy trì chất dính.

Các nhà nghiên cứu nói rằng kết quả nghiên cứu của họ mở đường cho việc phát triển một chất kết dính có tác dụng trong môi trường nước.

Theo Tuấn Anh
Dailymail

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG