17 tuổi, tự học 13 thứ tiếng

17 tuổi, tự học 13 thứ tiếng
Hà Duy Lộc có thể trao đổi lưu loát bằng tiếng Anh, Hoa, Nga; nắm được ngữ pháp và từ vựng của tiếng Pháp, Nhật, Hàn, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thái và cả... Ảrập.
17 tuổi, tự học 13 thứ tiếng ảnh 1
Hà Duy Lộc

Hiện Lộc đang mày mò tự nghiên cứu tiếng Ba Lan. Hà Duy Lộc đang học lớp 11 Nga - Trung, đồng thời là chủ nhiệm Hội Nghiên cứu Ngoại ngữ của trường Lê Hồng Phong (Q5, TPHCM).

Thần tượng cụ Trương Vĩnh Ký

Năm lớp 8, khi biết cụ Trương Vĩnh Ký có thể nói cả thảy 33 thứ tiếng, hắn thần tượng ông lắm. Một hôm, mẹ hắn nhặt được một quyển sách tiếng Hoa và đem về nhà cho hắn xem chơi, chẳng ngờ hắn... ghiền luôn cuốn sách.

Hằng ngày, sau giờ học tiếng Anh, hắn đem quyển sách ra, vừa đọc vừa cặm cụi ghi từ vựng vào một quyển sổ nhỏ. Những chữ không biết, hắn đem vào lớp hỏi một người bạn học tiếng Hoa chỉ giùm.

Cứ thế, hắn chất vào đầu mỗi ngày một nhiều hơn thứ ngôn ngữ như rồng bay phượng múa này.

Sau này, khi tự nghiên cứu thêm các thứ tiếng khác, hắn cũng cặm cụi say mê hệt vậy. Trước tiên là học từ vựng, nghe băng, sau mới đến học ngữ pháp. Mỗi ngày, hắn học một ngôn ngữ. Hắn còn chịu khó nghe nhạc và sưu tầm các bài hát nước ngoài.

Đối với hắn, mỗi ngôn ngữ đều có một nét đẹp riêng và thu hút một cách kỳ lạ. Hắn rất thích cách viết tượng hình của tiếng Hoa, cách phát âm vang và thanh của tiếng Nga, mê lối viết chữ ngược của người Ảrập, muốn được thử thách với những cấu trúc ngữ pháp rắc rối của tiếng Nhật...

Hắn bảo: Mình thích nhất là có thể tự tìm ra sự giống và khác nhau cũng như mối liên hệ giữa các thứ tiếng.

Chẳng hạn từ một từ tiếng Anh, thêm một dấu sẽ thành tiếng Pháp, đổi một chữ sẽ thành tiếng Ý... Nhờ so sánh thế, mình tiếp thu nhanh hơn.

Thùng mì gói kỳ lạ

Thùng mì gói của hắn chứa hơn 20... quyển sách các thứ tiếng. Đó là kho báu của hắn nên hắn đặt ngay đầu giường của mình. Để có được kho báu ấy, hắn đã phải chắt chiu, dành dụm tiền tiêu vặt ba mẹ cho và tiền lì xì suốt gần 2 năm. Thế mà có lần kho báu của hắn xém... cháy rụi.

Ấy là vào cuối năm học lớp 9, khi thấy bạn bè hắn học ngày học đêm những môn thi tốt nghiệp trong khi hắn lại cặm cụi học tiếng Nhật, ba mẹ hắn rất nóng lòng và dọa sẽ đem đốt thùng mì của hắn.

Hoảng quá, hắn cuống cuồng đem mớ tài sản đó giấu khắp nơi trong nhà. Khi có ba mẹ ở nhà, hắn học bài thi. Ba mẹ đi làm, hắn lôi mấy quyển sách ngoại ngữ của mình ra học tiếp.

Giờ nhắc lại chuyện cũ, hắn cười cười: Mình mê ngoại ngữ vì thích được kết bạn, tìm hiểu và giao lưu văn hóa với các nước. Ngoại ngữ chính là chiếc chìa khóa giúp mình đi khắp thế giới.

Thế nhưng, nếu chỉ có ngoại ngữ mà không có kiến thức về các môn khác thì mình cũng không thể tiến xa được. Vì thế, trong năm mới, mình sẽ cố gắng học toàn diện hơn.

Theo Tường Vy - Phương Trang
Mực tím

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.