10 vấn đề nan giải trong phát triển nông thôn VN

10 vấn đề nan giải trong phát triển nông thôn VN
GS. TS. Tô Duy Hợp, Viện Xã hội học đã đưa ra 10 vấn đề xã hội bức xúc, nan giải trong quá trình đổi mới nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong 20 năm qua và quan điểm định hướng các giải pháp hoá giải những vấn đề này.
10 vấn đề nan giải trong phát triển nông thôn VN ảnh 1
Không gian làng "lông gà, lông vịt" Triều Khúc, Tân Triều, Hà Nội bị ô nhiễm nặng. Ảnh : TP

Vấn đề trên được đưa ra tại Hội thảo "Công nghiệp hoá nông thôn và phát triển nông thôn Việt Nam - Đài Loan", do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan tổ chức tại Hà Nội ngày hôm nay 17/12.

Theo GS. Tô Duy Hợp, 10 vấn đề xã hội nan giải là  : Khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội; tình trạng thiếu việc làm, di dân tự phát, xung đột xã hội gia tăng; dân trí và quan trí thấp; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ yếu kém; đời sống văn hoá có nhiều biểu hiện tiêu cực, xuống cấp; năng lực quản lý xã hội, kết cấu hạ tầng thấp kém; môi trường bị ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động.

Mức độ giảm nghèo chung của Việt Nam diễn tiến liên tục, tuy nhiên, xu hướng phân hoá giàu nghèo gia tăng trong nội bộ khu vực nông thôn, đặc biệt là giữa nông thôn với đô thị do tình trạng luẩn quẩn của sự đói nghèo.

Nông dân mất đất canh tác cùng với thiếu việc làm có thu nhập cao tại khu vực nông thôn, nông nghiệp đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm xã hội. Tình trạng đa số người vừa thoát nghèo vẫn ở xung quanh cận nghèo tạo ra tính thiếu bền vững của công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

Hiện nay, thiếu hụt nhất ở khu vực này là tri thức và thông tin khoa học hiện đại được chuyển giao một cách có hệ thống. Thách thức to lớn của khu vực tam nông là sức ép trong chi tiêu cho giáo dục, áp lực của tình trạng gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường đến mức báo động.

Làng nghề và các khu công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm đất, nước và không khí rất nặng; làm suy thoái tài nguyên môi trường do khai thác tự phát, không theo quan điểm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Khu vực đô thị - công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường nặng nề hơn và cư dân ven đô lại là những người trực tiếp chịu hậu quả.

Chẳng hạn, nước thải độc hại của Nhà máy pin Văn Điển (Hà Nội) đã làm ô nhiễm nước và đồng ruộng của nhiều xã, huyện thuộc tỉnh Hà Nam, đặc biệt là huyện Kim Bảng. Đã mấy chục năm mà nhà nước và doanh nghiệp đều không đền bù cho người dân, không có giải pháp kỹ thuật khắc phục, để mặc cho cộng đồng xã, thôn tự xoay xở...

Bàn về quan điểm định hướng các giải pháp hoá giải những vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình đổi mới tam nông Việt Nam, TS. Hợp cho rằng cần phải xây dựng hệ quan điểm các giải pháp chung và riêng.

Khu vực tam nông vốn nghèo, lạc hậu, dễ bị tổn thương và loại trừ ra khỏi dòng chủ lưu của phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và toàn cầu hoá.

Bằng nội lực, người dân nông thôn chỉ đủ đảm bảo mưu sinh. Muốn phát triển bền vững, người dân nông thôn cần rất nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cụ thể, khu vực tam nông cần khung khổ pháp lý của nhà nước và những cam kết quốc tế; đào tạo, nâng cao năng lực toàn diện; quy hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển; chú trọng nâng cao năng lực đánh giá, điều chỉnh hoặc thay đổi các dự án và chương trình này.

Quan điểm hỗ trợ tam nông cần được hiểu và thao tác theo lý thuyết tương tác, tương hỗ, tức là phát triển theo mô hình hợp tác giữa tam nông với các khu vực khác của xã hội.

Lý thuyết hợp tác 4 nhà (nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) theo nguyên tắc các bên cùng có lợi có thể và cần phải bổ sung thêm nhà công tác xã hội để trở thành lý thuyết 5 nhà cho chiến lược phát triển bền vững tam nông....

Theo Hoàng Minh Nguyệt
TTXVN

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.