Ai trả tiền cho điện thoại Internet… miễn phí?

Ai trả tiền cho điện thoại Internet… miễn phí?
TPO - Hàng loạt dịch vụ miễn phí trên Internet tưởng như có lúc đã xoá bỏ hoàn toàn qui luật của kinh tế học: không có điều gì là miễn phí. Nhưng thực ra kinh tế học vẫn có lý. Trong khi chúng ta sử dụng dịch vụ mà chẳng mất gì thì vẫn có ai đó phải trả tiền.

Một điều tra nhỏ với dịch vụ điện thoại mang tên Ooma cho thấy nhiều điều thú vị.

Khách hàng sẽ phải trả 399USD cho một thiết bị gọi là Ooma Hub.

Khi kết nối nó với điện thoại và đường truyền Internet (qua mạng gia đình), người sử dụng sẽ được gọi điện thoại miễn phí và không giới hạn qua hai đường, đồng thời có thể sử dụng voice mail (thư điện tử dạng băng ghi âm).

Một thiết bị mang tên Scout cho phép người sử dụng nối thêm điện thoại mà chỉ phải trả một lần phí 40 USD cho mỗi chiếc điện thoại mới. Hệ thống hoạt động tốt và rất dễ lắp đặt.

Nguyên tắc hoạt động

Khi một tài khoản VoIP (điện thoại Internet) phải kết nối tới một số điện thoại truyền thống, các dịch vụ kiểu như Ooma sẽ phải trả một khoản “phí hoàn thành” (termination fee) cho hãng cung cấp mạng, Verizon chẳng hạn. Tương tự, Skype cũng thu phí 2 xu mỗi phút đối với cuộc gọi ngoài mạng Skype.

Nhưng Ooma tránh được các khoản phí này bằng cách dùng chính khách hàng của họ - những người vẫn giữ đường điện thoại thường – để tạo ra các cổng kết nối tới các mạng điện thoại địa phương.

Để đảm bảo biện pháp của mình có tác dụng, Ooma bắt đầu với việc tặng Hub miễn phí cho 1.500 người thử nghiệm. Những người này phải cam kết giữ nguyên đường điện thoại thường.

Khi khách hàng muốn gọi ra ngoài mạng Ooma, cuộc gọi sẽ được chuyển từ Hub qua Internet tới Hub thứ hai (Hub này kết nối với mạng điện thoại thường). Chiếc Hub thứ hai sẽ quay số cần gọi và chuyển cuộc gọi tới đúng địa chỉ (qua đường điện thoại thường).

Kết quả là khách hàng của chính Ooma, những người vẫn giữ đường điện thoại thường sẽ phải trả tiền để duy trì toàn bộ hệ thống.

Không ai nhận ra rằng đường điện thoại của mình đang bị “trưng dụng” vì các cuộc gọi đều được chuyển qua đường truyền băng thông rộng và được thông báo trong hoá đơn điện thoại hàng tháng.

Trên thực tế, phương pháp này nâng cao hiệu của của hệ thống điện thoại vì nó sử dụng các đường dây “nhàn rỗi”. Tuy nhiên, Ooma rõ ràng là sẽ phải đối mặt với các cuộc “tấn công pháp lý” từ các nhà cung cấp mạng điện thoại lớn, những người đang mất dần doanh thu từ “phí hoàn thành”.

Không có gì mới

Các dịch vụ Web đang có lợi thế so với kinh tế truyền thống. Một mạng điện thoại thường đòi hỏi chi phí cao hơn mạng Internet. Và một hãng cung cấp dịch vụ như Vonage – hãng hứa hẹn cung cấp dịch vụ với “nỗi lực cao nhất” – đang giữ được mức giá thấp hơn so với AT&T.

Nhiều hãng kinh doanh trên mạng đang tận dụng lợi thế này. Skype dựa vào một số người sử dụng được lựa chọn, những người hoạt động – dù họ không hề biết – như những “điều hành viên” quản lý hệ thống.

FreeConference.com cung cấp cuộc gọi bằng cách tận dụng khoản phí mà các hãng cung cấp mạng đường dài phải trả cho các mạng điện thoại địa phương. FreeConference đặt thiết bị tại vùng nông thôn Iowa.

Khi các cuộc gọi đi qua mạng AT&T, Verizon Communications hay Qwest Communications, các hãng này sẽ phải trả tiền cho các hãng điện thoại địa phương, những người chia sẻ doanh thu với FreeConference. Như vậy, dịch vụ miễn phí của FreeConference là do khách hàng và cổ đông của các dịch vụ điện thoại đường dài tài trợ.

Bạn nên tận hưởng điện thoại miễn phí khi còn có thể, nhưng luôn luôn nên đọc kỹ hoá đơn. Nếu bạn không rõ ai đang phải trả tiền cho các dịch vụ miễn phí thì đó rất có thể là chính bạn.

Đông Quang
Theo businessweek

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.