"Alô" quốc tế ngày càng bình dân

"Alô" quốc tế ngày càng bình dân
Gọi điện thoại đi Mỹ, Anh, Canada... giá chỉ 282 đồng/phút. Mức cước điện thoại quốc tế này nằm mơ cũng không thấy ở thời điểm cách đây một vài năm.

Người tiêu dùng được hưởng mức giá dịch vụ viễn thông quốc tế dễ chịu là nhờ sức mạnh của công nghệ Internet.

Chị Dung, nhà ở phường 2, quận Tân Bình (TP HCM), khấp khởi: “Chưa bao giờ gia đình tôi có thể gọi điện thoại với người thân ở nước ngoài thoải mái như trong một vài tháng gần đây”.

Chị Dung giải thích: “Đơn giản vì giá cước điện thoại quốc tế bây giờ gọi đi Mỹ nói một lèo 30 phút nhưng trả chưa đến 10.000 đồng”. Chị Dung đang sử dụng dịch vụ điện thoại quốc tế kết nối qua môi trường Internet, hay còn gọi là dịch vụ Internet phone.

Giới kinh doanh ở lĩnh vực này tin rằng phần lớn gia đình có người thân hoặc con em đi học ở các nước như Mỹ, Anh, Australia, Singapore... đều sử dụng dịch vụ Internet phone tại nhà hoặc mua thẻ cào của dịch vụ này rồi ra các quán net công cộng để gọi điện thoại quốc tế.

Ông Nguyễn Xuân Quang, giám đốc Công ty cổ phần Internet Một Kết Nối (OCI) cho biết lưu lượng điện thoại quốc tế qua Internet phone của OCI ở thời điểm tháng 10 đạt trên 4 triệu phút so với tháng 7 chỉ đạt khoảng 200.000 phút.

Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn cho hay kinh doanh Internet phone gần đây đã có hiệu quả, thị trường được mở rộng và sôi động hơn...

Theo giới kinh doanh Internet phone, tổng thị trường Internet phone của VN khoảng 30-40 triệu phút/tháng. Còn theo số liệu khảo sát của SPT, ở thời điểm tháng 10, tổng doanh số dịch vụ Internet phone trên thị trường khoảng 20 tỷ đồng, tuy nhiên phần lớn doanh số thu được thuộc về những loại thẻ Internet phone không chính thức (hay còn được gọi là thẻ lậu) với khoảng 17 tỷ đồng...

Trong đó, theo thống kê của OCI, thị trường Internet phone hướng gọi đi Mỹ chiếm lưu lượng cao nhất, khoảng 70-80% tổng lưu lượng các cuộc gọi.

Giá cước ngày càng giảm

Giới chuyên môn tiên đoán việc khai thác công nghệ Internet và môi trường kết nối không biên giới này sẽ mang đến cho người tiêu dùng những phương tiện liên lạc toàn cầu không chỉ rất tiện ích, mọi lúc mọi nơi mà giá cả cũng sẽ rất rẻ. Ví dụ gần đây mạng Yahoo voice tung ra dịch vụ thoại trên môi trường Internet với mức cước gọi đến Mỹ chỉ khoảng 120 đồng/phút.

Điều này chắc chắn sẽ tác động đến thị trường điện thoại quốc tế truyền thống, gọi bằng máy điện thoại để bàn và thị trường này ngày càng bị chia sẻ bởi các dịch vụ mới giúp kết nối quốc tế qua môi trường Internet mỗi ngày một phong phú hơn. Trong nhiều gia đình, kể từ ngày có Internet phone thì gần như không nhấc chiếc điện thoại bàn để gọi điện thoại quốc tế...

Giới chuyên môn cũng tiên đoán những tác động của công nghệ Internet và môi trường mạng chắc chắn sẽ thúc đẩy giá cả dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ viễn thông quốc tế, ngày càng rẻ hơn.

Một nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông tiết lộ trong vài tuần nữa sẽ tung ra thị trường một loại dịch vụ viễn thông trên nền công nghệ mạng và môi trường Internet, cho phép gọi điện thoại quốc tế, truyền dữ liệu, fax... với giá rất rẻ. 

Theo Tuổi Trẻ

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.