Anh "rục rịch" sản xuất "siêu máy tính"

Anh "rục rịch" sản xuất "siêu máy tính"
Nước Anh hy vọng sẽ sản xuất được những chiếc máy tính có cấu hình mạnh nhất châu Âu. Để triển khai dự án này, Chính phủ Anh đã mạnh tay đầu tư 52 triệu bảng.

Theo dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2007. Khi đó, những máy tính có cấu hình cao này sẽ có tốc độ nhanh hơn bất kỳ một chiếc máy nào ở châu Âu. 

Máy tính High-End Computing Terascale Resource, hay còn được biết dưới cái tên Hectors, sẽ thuộc sở hữu của Research Councils nước Anh.

Nó sẽ do các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu mọi vấn đề từ sự thay đổi của thời tiết cho tới các vấn đề về cấu tạo nguyên tử. 

Siêu máy tính mới này có thể hoạt động với tốc độ lên tới 100 teraflops và nó có thể thực hiện tới 100 tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nó có thể làm việc xử lý dữ liệu nhanh hơn 100.000 lần so với các máy tính thông thường. 

Rào cản kỹ thuật

Chiếc máy thế hệ mới sẽ thay thế 2 chiếc siêu máy tính hiện tại mà các nhà khoa học Anh đang sử dụng. Chiếc máy CSAR, ở Đại học Manchester, sẽ bị loại bỏ sử dụng vào tháng Sáu năm nay.

Trong khi chiếc máy tính năng tốt hơn HPCx, do nhóm hợp tác nghiên cứu của trường Đại học Edinburgh sử dụng, sẽ tiếp tục hoạt động tới tháng 12/2008.

TOP 05 SIÊU MÁY TÍNH

Blue Gene/L, thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, California. (131,072 bộ xử lý)

Blue Gene/L, IBM thuộc Trung tâm nghiên cứu Thomas J. Watson, New York (40,960 bộ xử lý) (131, 072 bộ xử lý)

ASC Purple, thuộc Bộ Năng lượng, Mỹ (10,240 bộ xử lý)

Columbia, thuộc Trung tâm Nghiên cứu NASA Ames, Mỹ (10,160 bộ xử lý)

Thunderbird, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Sandia, Mỹ (8,000 bộ xử lý)

Bộ trưởng Bộ Khoa học Lord Sainsbury đã công bố về quyết định đầu tư của Chính phủ cho dự án Siêu máy tính này. 

"Những hạn chế về chức năng điện toán của thiết bị đã tới ngưỡng của nó," vị bộ trưởng này nói. "Các chương trình nghiên cứu phức tạp không ngừng yêu cầu cần phải có những loại máy tính mạnh hơn."

Tuy nhiên, theo ý kiến của bà Jennifer Houghton – Giám đốc dự án Hector - thì đây không đơn thuần là vấn đề chế tạo một chiếc máy tính lớn hơn, có tốc độ nhanh hơn. Mà đó chính là thử thách đặt ra cho các nhà khoa học là phải thiết kế những chương trình máy tính có thể chạy được trên hệ thống lớn này.

"Rào cản kỹ thuật đang khiến cho các mã lập trình phải tăng tỷ lệ lên theo," Bà Houghton phát biểu trên trang web BBC. "Thách thức đối một hệ thống lớn như  Hector chính là làm thế nào để sử dụng hết mọi tính năng của nó" .

Một số ngân sách đang được đầu tư vào hệ thống mới này, vì thế sẽ có một phần ngân sách đầu tư cho đào tạo các nhà khoa học và các nhà lấp trình để giải bài toán này.

Siêu sức mạnh

Hector sẽ có tốc độ xử lý dữ liệu nhanh gấp 6 lần những chiếc máy tính có tốc độ nhanh nhất ở nước Anh hiện nay. Những hệ thống này hiện đang do Trung tâm dự báo khí tượng tầm trung của Châu Âu (European Centre for Medium-Range Weather Forecasts (ECMWF) sở hữu và sử dụng.

2 chiếc máy tính đồng bộ của họ đang hoạt động ở tốc độ khoảng 16.5 teraflops. Chúng hoạt động song song, vì thế nếu có vấn đề xảy ra với một máy, khả năng dự báo thời tiết của trung tâm vẫn được tiếp tục.

Khoảng cuối năm nay, hai chiếc máy này sẽ được thay thế bằng bộ đôi mới có tốc độ nhanh hơn 80%.

Tuy nhiên, sức mạnh kết hợp của những chiếc máy tính này cũng không thể bằng chiếc máy Blue Gene/L của IBM. Chiếc siêu máy tính mạnh nhất thế giới này có thể thực hiện 280.6 tỷ tỷ phép tính mỗi giây, một tốc độ khiến người ta phải kinh ngạc.

Hệ thống siêu máy tính này có hơn 130,000 bộ xử lý và nó được lắp đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California.

Tính cho tới thời điểm này, chưa có một siêu máy tính nào vượt qua được rào cản 100 teraflops. Mặc dù đã chiếm vị trí hàng đầu trong top 500 siêu máy tính trên thế giới, Blue Gene/L vẫn chưa đạt được khả năng làm việc cao nhất của nó, người ta dự đoán nó có thể vượt giới hạn 367 teraflops.

Theo Thuỷ Tình
 VTV/BBC

MỚI - NÓNG