Autodesk góp phần tạo ra những bộ phim hay nhất mùa hè năm nay

Autodesk góp phần tạo ra những bộ phim hay nhất mùa hè năm nay
TPO - Các hãng phim hàng đầu sử dụng phần mềm Autodesk để tạo ra The Happening, Hancock (Siêu nhân cái bang), The Chronicles of Narnia: Prince Caspian (Hoàng tử Caspian)...
Autodesk góp phần tạo ra những bộ phim hay nhất mùa hè năm nay ảnh 1

Các phần mềm của Autodesk đã được sử dụng tại khắp các kênh cung cấp phim kỹ thuật số, từ hình ảnh hóa và kỹ thuật điện ảnh ảo đến sản xuất phim hoạt hình.

The Happening

The Third Floor - Hãng phim có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ) - đã sử dụng phần mềm mô phỏng 3D Autodesk Maya và phần mềm tạo nhân vật hoạt hình Autodesk MotionBuilder để tạo ra những đoạn nhạc hiệu của The Happening.

Các cảnh đâm xe và sư tử tấn công được hình ảnh hóa trước bằng phần mềm Autodesk Maya. Điều này cho phép đạo diễn M. Night Shyamalan chấp thuận ý định của các cảnh đóng và công việc quay phim trước khi quay.

Ông Chris Edwards - Tổng giám đốc điều hành của hãng Third Floor - cho biết: “Autodesk Maya là khuôn đúc của các đạo diễn. Phần mềm này cho phép chúng tôi sáng tạo bất kỳ điều gì mà khách hàng của chúng tôi có thể tưởng tượng được”

Hoàng tử Caspian

Khi sử dụng Autodesk Maya và MotionBuilder, Third Floor còn thiết kế và hình ảnh hóa trước 3 cảnh phim chính của Hoàng tử Caspian gồm: Thần sông, Giấc mơ của Lucy và Trận đấu cuối cùng.

Quá trình này cho phép hãng Third Floor tổ chức các cảnh diễn xuất và đưa ra các ý kiến về cảnh phim khác cho đạo diễn Andrew Adamson, giúp tăng chiều sâu và chi tiết cho câu chuyện.

Hancock (Siêu nhân Cái bang)

Hãng Sony Pictures Imageworks (SPI) đã hoàn tất hơn 500 cảnh quay trong phim có sử dụng phần mềm Autodesk Maya và hệ thống hiệu ứng hình ảnh Autodesk Flame.

Ông Todd Mesher - Hoạ sĩ phụ trách hiệu ứng hình ảnh cao cấp tại SPI - cho biết: “Các cảnh quay chính như Cuộc chiến Hollywood, Trận đấu Bệnh viện và Cuộc rượt đuổi SUV sẽ không thể được tạo ra nếu thiếu Maya và Flame. Các công cụ sáng tạo và tính tương tác của các phần mềm này đưa chúng trở thành chìa khóa của kênh cung cấp phim kỹ thuật số của chúng tôi”.

Journey to the Center of the Earth (Hành trình đến Tâm trái đất)

Hãng Frantic Films VFX phục vụ như một hãng cung cấp hiệu ứng hình ảnh cho bộ phim 3D Hành trình đến Tâm trái đất. Ngoài việc thiết kế kênh cung cấp nhân vật riêng cho bộ phim, hãng Frantic Films VFX cũng xây dựng một kênh cung cấp 3D. Những kênh cung cấp này bao gồm phần mềm Autodesk, được sử dụng để sản xuất hơn 180 cảnh quay liên tiếp.

Tất cả động tác và ánh sáng được tạo ra bởi phần mềm Autodesk 3ds Max dành cho phim hoạt hình 3D, một phần mềm cũng được sử dụng rộng rãi trong các cảnh quay dưới biển. Ngoài ra, phần mềm Autodesk Mudbox cũng được sử dụng để tạo ra các sinh vật trong phim.

Ông Chris Harvey - Giám sát hiệu ứng hình ảnh tại hãng Frantic Films VFX - cho biết: “Một lần nữa sức mạnh và tính linh hoạt của phần mềm 3ds Max là không thể thiếu được. Khả năng xây dựng kịch bản của phần mềm đưa nó trở thành xương sống của kênh cung cấp kỹ thuật số của chúng tôi. Chúng tôi cũng xây dựng một nền tảng mới trong sản xuất phim hoạt hình và rất hài lòng với hiệu quả mà phần mềm này mang lại”

Phân loại màu kỹ thuật số tại EFILM

Rất nhiều bộ phim được hoàn thành bởi EFILM, sử dụng hệ thống EWORKS cho phương tiện kỹ thuật số tầm trung của hãng. Hệ thống EWORKS gồm có cấu hình độc quyền của Autodesk Lustre và công nghệ Autodesk Incinerator.

Các bộ phim bao gồm Horton Hears a Who, The Ruins, Nim’s Island, Sex and the City, Iron Man, Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull, What Happens in Vegas, Red Belt, The Incredible Hulk, Wanted và Get Smart.

… Và nhiều hơn nữa

Hiệu ứng hình ảnh hàng đầu và những tiện ích hoạt hình vẫn  tiếp tục truyền thống tin tưởng vào công nghệ Autodesk để phân phối một số lượng lớn các phim bom tấn Hollywood được phát hành trong hè này, bao gồm:

• Get Smart: DIGIT góp phần lớn trong công việc chung với Flame và phần mềm tổ hợp máy tính để bàn Autodesk Combustion. Ngoài ra, DIGIT xây dựng tất cả các cảnh nhảy dù 3D trong Maya

 Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull: Kỹ nghệ Ánh sáng và Phép thuật đã hoàn thành 540 cảnh (48 phút mỗi lần chiếu) với Maya và hệ thống Autodesk Inferno như là một phần của hệ thống Sabre độc quyền. Maya được sử dụng cho mô phỏng, phát triển sinh vật và công việc chi tiết.

• Iron Man (Người sắt): Kỹ nghệ Ánh sáng và Phép thuật hoàn thành 410 cảnh với Maya và Inferno như là một phần của hệ thống Sabre

• Kung Fu Panda (Gấu trúc Kung Fu): DreamWorks đã sử dụng Maya và Lustre

• Meet Dave (Gặp gỡ Dave): CIS Hollywood hoàng thành 163 cảnh cho phim, vào khoảng 1/3 cảnh trong bộ phim được kết hợp với Inferno. Khi sử dụng Maya và MotionBuilder, hãng The Third Floor có thể hình ảnh hoá trước các cảnh quay liên quan đến sự tương tác phức tạp giữa người ngoài hành tinh và thế giới thực

• The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor: Digital domain sử dụng Maya rộng rãi nhằm làm sinh động hình ảnh vị Hoàng Đế khi ông biến hình từ thể lỏng sang thể rắn. Hãng cũng sử dụng Maya nCloth khi thiết kế cờ và trang phục khô của Đội quân Đất. Rhythm & Hues đã sử dụng Mudbox để xây dựng mô hình những con rồng, Nion và Yeti

• The Incredible Hulk (Người khổng lồ xanh): Rhythm và Hues đã hoàn thành 234 cảnh, sử dụng Maya và Mudbox rộng rãi nhằm tạo hình cho cả Hulk và các nhân vật trong Abomination. Maya cũng được sử dụng để tạo hình các phương tiện đi lại và các vật thể..

 Tropic Thunder (Bão nhiệt đới): Hãng CIS Vancouver đã sử dụng Maya, Inferno và Flame. Hãng CIS Hollywood chủ yếu dùng Maya, cùng với 3ds Max, Inferno và Flame.

• X-Files: I Want to Believe (Hồ sơ mật: Tôi muốn tin): Hãng Entity FX đã quản lý gần 400 cảnh hiệu ứng hình ảnh, bao gồm cả việc sử dụng Inferno và Maya. Một phần lớn công việc liên quan đến việc thay đổi môi trường cảnh quay qua hiệu ứng thời tiết kỹ thuật số như tuyết được tạo ra máy tính

MỚI - NÓNG