Bao bì nano-sinh học

Bao bì nano-sinh học
TPO - Màng mỏng polyhydroxybutunate (PHB) do một loại khuẩn tạo ra được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và y học vì tính không độc hại.

Tuy vậy các mạch trong phân tử PHB rất dễ gãy khi bị ánh sáng và nhiệt độ cao tác động, mặt khác sự phân rã của màng PHB rất không ổn định. Vì thế khả năng dùng nó nhằm thay thế túi nhựa, ni lông được sản xuất từ dầu mỏ là bất khả thi.

Vừa qua các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Cornell đã có một cải tiến hết sức quan trọng mở ra một kỷ nguyên chỉ dùng các túi đựng được chế tạo từ công nghệ sinh học thay thế cho bao gói sản xuất từ dầu mỏ và do đó làm cho thế giới bớt đi vấn nạn về ô nhiễm môi trường bởi rác thải “túi nilông”.

Các nhà khoa học Cornell đã cho vào PHB một lượng hạt đất sét có kích thước phần tỷ mét. Các hạt nano này đóng vai trò như chất xúc tác không chỉ làm cho màng PHB trở nên dai, bền hơn mà ở trong một môi trường nhất định khiến màng PHB bị phân hủy một cách nhanh nhất.

Trong một thí nghiệm, cùng ở điều kiện như nhau chỉ sau 7 tuần màng PHB đã bị phân hủy hoàn toàn còn các màng có gốc dầu mỏ thì trơ như ... “nilông”.

Tốc độ phân hủy màng PHB phụ thuộc vào tỷ lệ hạt nano làm phụ gia. Ngoài ra chúng có thể được tái sử dụng lại nếu cấy loại khuẩn trên vào.

Đây là một phát minh được đánh giá: sản phẩm xanh, công nghệ xanh vì một thế giới xanh.

Thành Minh
Theo Live Science

MỚI - NÓNG