<FONT face=Tahoma>Sẽ mất nơi cư trú ?</FONT>

Biến đổi khí hậu làm chững lại sự phát triển

Biến đổi khí hậu làm chững lại sự phát triển
Việt Nam đang phải đối mặt với những yếu tố làm chững lại sự phát triển của con người như nguy cơ suy giảm năng suất nông nghiệp, an ninh tài nguyên nước, ngập lụt vùng Duyên Hải, thời tiết khắc nghiệt, suy thoái hệ sinh thái, nguy cơ về suy giảm sức khoẻ gia tăng.

Sẽ mất nơi cư trú ?

Theo kịch bản về biến đổi khí hậu của IPCC thì mực nước biển trong thế kỷ 21 sẽ dâng cao do lượng phát thải CO2 trong quá khứ, dẫn đến phần lớn người dân ở các nước Băng-la-đét, Ai Cập và Việt Nam sẽ mất nơi cư trú.

Biến đổi khí hậu xảy ra trên toàn cầu nhưng những ảnh hưởng của nó chỉ mang tính khu vực. Các tác động về mặt vật chất sẽ được quyết định bởi điều kiện địa lý và sự tương tác ở cấp độ vi mô giữa quá trình nóng lên toàn cầu với những hình thế thời tiết hiện thời.

Do vậy, có những vùng trên thế giới như tại châu Phi vùng cận Sahara xảy ra khô hạn, nhưng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam thường xuyên bị lũ lụt hoành hành.

Do biến đổi khí hậu mà lượng mưa thất lường và luôn biến đổi dẫn đến sụt giảm đáng kể năng suất các loại lương thực chủ lực làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Xuân Học cho biết: Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, theo tính toán sơ bộ, nước biển dâng 1m, lũ sẽ gây ngập 90% diện tích trong 4 tháng rưỡi- 5 tháng/năm, vào mùa kiệt nước mặn (nồng độ muối 4%) xâm nhập trên 70% diện tích. Đây lại là một trong hai vựa lúa lớn nhất ở nước ta nên chắc chắn khi đó, an ninh lương thực sẽ bị đe doạ.

Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi chất lượng nước do thay đổi nhiệt độ, lượng và phân phối dòng chảy, thay đổi khả năng chuyển hoá các chất ô nhiễm của lưu vực sông, gia tăng xâm nhập mặn, mực nước biển và tài nguyên nước dưới đất.

Tiến sĩ Đặng Thị Lan Hương, Cục Quản lý Tài nguyên nước cho rằng: Việt Nam nên nghiên cứu, xem xét các khuyến cáo của Chương trình nguyên cứu về biến đổi toàn cầu của Mỹ nhằm ứng phó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước.

Theo khuyến cáo của Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC): tới năm 2080, biến đổi khí hậu có thể khiến thêm 1,8 tỷ người nữa phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt. 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam nói: Mấy năm gần đây, biểu hiện của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã rất rõ nét như mưa lũ bất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt.

Hậu quả của bão lũ, hạn hán trực tiếp gây chết người, dịch bệnh sau lũ, mùa màng mất mùa, làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng, giảm khả năng kháng bệnh.

Đặc biệt, tình trạng phụ nữ hoá quản trị gia đình tại các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do đàn ông phải rời nhà đi kiếm sống trong một thời gian dài tạo ra nhưng hệ luỵ khó khắc phục về mặt giáo dục trẻ em, trật tự xã hội và kiểm soát các dịch bệnh xã hội như HIV/AIDS, lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những vấn đề này đã từng xảy ra ở nhều vùng nông thôn ở đồng bằng Bắc bộ.

Tuy nhiên cũng không thể nhìn nhận riêng biệt những yếu tố có thể gây thụt lùi trong phát triển con người, mà chúng tác động qua lại với nhau, cùng với những vấn đề tồn tại từ trước về phát triển con người, tạo ra một xoáy nghịch vô cùng ghê gớm.

Và không phải mọi giá trả cho sự phát triển con người gây ra bởi biến đổi khí hậu đều có thể đo đếm được bằng các hệ quả mang tính định lượng. Người dân được lên tiếng trước những quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.

Theo TTXVN

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.