Các chiêu hái ra tiền từ trò chơi game

Các chiêu hái ra tiền từ trò chơi game
TP - Theo công ty nghiên cứu thị trường giải trí tương tác DFC Intelligence, doanh thu ngành công nghiệp game thế giới trong năm tới sẽ là 47 tỉ USD, tăng rất nhanh so với con số 33 tỉ USD cách đây 2 năm (2006).
Các chiêu hái ra tiền từ trò chơi game ảnh 1

Có rất nhiều thành phần đang tham gia vào ngành công nghiệp này, từ nhà sản xuất, phân phối game, đến người chơi game, công ty quảng cáo, và thậm chí là cả tin tặc. Tất cả đều đang phục vụ và kiếm lời từ ngành công nghiệp trị giá hàng chục tỉ đô la.

Bán game qua mạng

Ngày nay, game không chỉ được bán tại các cửa hàng truyền thống mà còn được bán trên mạng. Những nhà cung cấp game như Microsoft, Nintendo và Sony đều có hệ thống bán game trực tuyến riêng mà không cần tới bên thứ ba.

“Cày” tiền trong game

Những game trực tuyến như Second Life, World of Warcraft, Ultima Online và rất nhiều game online khác đang thu hút hàng triệu game thủ trên toàn cầu chơi chung với nhau trong một môi trường ảo. Mỗi đồng tiền ảo mà họ kiếm ra, hay những vật dụng quý trong game đều được quy thành tiền thật.

Tỉ giá của đồng Linden Dollar (đơn vị tiền tệ trong Second Life) được quy đổi theo tỉ lệ: 250 Linden Dollar = 1USD. Một thanh đao quý hay một hòn đảo lớn trong game cũng có thể bán được hàng chục nghìn USD.

Các chiêu hái ra tiền từ trò chơi game ảnh 2

Quảng cáo trong game

Với các game thế giới ảo như Second Life, My World, hay Active Worlds, người ta có thể dễ dàng đặt vào đó những biển hiệu quảng cáo giống như ngoài đời. Tuy là ảo nhưng nếu muốn quảng cáo kiểu này, bạn vẫn phải trả tiền như thường.

Ngoài việc đặt các biển quảng cáo, bạn cũng có thể quảng cáo các sản phẩm khác như quần áo, giầy dép, thậm chí là cả những phương tiện đi lại như xe máy, xe hơi…

Quảng cáo theo hình thức trả tiền có thể được xây dựng sẵn trong game như là một phần của cốt truyện.

Tuy nhiên, cũng có những công ty chuyên đứng ra quảng cáo thuê như Double Fusion, IGA Worldwide, và Massive. Họ cung cấp các hình ảnh quảng cáo cần thiết để tích hợp vào trong game, và đưa ra nhiều lựa chọn cho người dùng.

Giao dịch trong game

Người chơi có thể giao dịch đất đai, nhà cửa, tài sản, nhân vật và các đồ vật ảo trong game một cách trực tiếp hoặc thông qua các phiên đấu giá. Một số game còn cho phép người chơi quy ngay ra tiền thật từ tiền ảo mà họ kiếm được trong game.

Tuy nhiên, việc giao dịch này không phải lúc nào cũng an toàn vì bên tham gia giao dịch có thể sử dụng thẻ tín dụng giả để mua đồ. Một số công ty cung cấp game như Live Gamer đang hoàn thiện hệ thống để sao cho quá trình giao dịch này diễn ra một cách an toàn nhất.

Người dùng tự tạo nội dung

Người chơi khi đó sẽ đóng vai trò như một nhà thiết kế. Họ phải tự mình xây dựng nên các ngôi nhà ảo, thiết kế các bộ quần áo thời trang, hoặc tự viết nên bản nhạc lôi cuốn… rồi bán hoặc trao đổi với những người chơi khác.

Để thực hiện điều này, game cần được thiết kế có các cửa hàng dành riêng cho người chơi để họ mặc sức sáng tạo và kinh doanh.

Bán không gian lưu trữ

Điển hình nhất cho loại hình này là các game karaoke. Người chơi sẵn sàng trả tiền để lưu trữ một kho bài hát yêu thích với phần cấu hình về điệp khúc/âm lượng/giai điệu dành riêng.

Thuê máy chủ game riêng

Hình thức này chỉ dành cho những game thủ sẵn sàng chi nhiều tiền để sở hữu máy chủ (server) cực mạnh và đường mạng siêu tốc. Tuy nhiên, không phải game nào cũng cần một server riêng siêu mạnh và siêu nhanh, mà chỉ có những game mang tính chất đối kháng thời gian thực như Counterstrike.

Khi thuê những server loại này, các phần mềm đã được cài đặt sẵn và tiến trình kết nối diễn ra gần như ngay lập tức. Người chơi có thể chia sẻ đường mạng này với bạn bè, những người có khả năng chia sẻ hóa đơn thanh toán hàng tháng.

Bán đồ ăn theo game

Có thể sử dụng các dịch vụ như Cafepress để bán áo phông hoặc các đồ vật in hình game cho người chơi. Hoặc cũng có thể ký kết hợp đồng với những công ty kiểu như Figure Prints để người chơi có thể tạo và mua hình điêu khắc avatar của họ.

Các chiêu hái ra tiền từ trò chơi game ảnh 3

Bán trước game cho người chơi

Hình thức này cho phép các fan của game có thể đóng góp chút ít kinh phí xây dựng và phát triển game. Chẳng hạn game thủ có thể bỏ trước ra 10 USD cho một game có giá trị 50 USD sau này.

Khi đó họ sẽ nắm được các thông tin mới nhất về quá trình xây dựng game, cũng như có thể đưa ra các phản hồi để nhà phát triển, chỉnh sửa trước khi phát hành game. Khi game ra mắt, họ sẽ được chơi game miễn phí (thực chất là chỉ bỏ ra 10 USD ban đầu).

Xem quảng cáo trước khi chơi game

Điều này có nghĩa bạn sẽ phải chấp nhận xem một đoạn quảng cáo trước khi chơi game miễn phí. Nó đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn bởi không dễ gì bạn lại tốn một khoảng thời gian để xem một đoạn quảng cáo chẳng ăn nhập vào đâu.

Tuy nhiên, hình thức này lại khá phù hợp với những người ít tiền, và luôn muốn chơi game miễn phí. Cũng cần biết rằng, tuy là miễn phí nhưng nhà phát hành game vẫn thu được tiền từ quảng cáo.

Tài trợ vật dụng ảo

Nhà quảng cáo sẽ bỏ tiền mua một số lượng lớn các đồ vật ảo trong game rồi cung cấp miễn phí cho người chơi. Tuy nhiên, người chơi sẽ phải chịu quảng cáo khi sử dụng những đồ vật này.

Chẳng hạn như khi trong game bạn cho nhân vật của mình uống nước Coca-Cola để tăng lực (đồ vật này được hãng quảng cáo tài trợ) thì một quảng cáo về bản thân Coca-Cola sẽ bật ra trong giây lát.

Đây là cách thức chủ động nhất mà công ty quảng cáo có thể thực hiện. Và dĩ nhiên, cả hai bên đều hài lòng về điều này.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.