Chế tạo tàu vũ trụ “sạch” để bảo vệ sao Hỏa

Chế tạo tàu vũ trụ “sạch” để bảo vệ sao Hỏa
Các nhà khoa học đang nghiên cứu công nghệ mới để chế tạo những chiếc tàu vũ trụ “sạch hơn” nhằm tránh làm ô nhiễm sao Hỏa do các vi khuẩn từ Trái đất.

Theo Tiến sĩ Ying Lin thuộc Phòng thí nghiệm phản lực của NASA, một nhóm các nhà khoa học đang phát triển một phương pháp đánh giá và xử trí lực hút giữa bào tử, phân tử và các vật liệu bề mặt phi thuyền.

“Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao hiểu biết của chúng ta về khả năng làm sạch vật liệu chế tạo tàu vũ trụ ở một mức cơ bản”, Lin nói.

Vào năm 1968, Ủy ban nghiên cứu vũ trụ (COSPAR) đã lần đầu tiên công bố các hướng dẫn nhằm ngăn ngừa đưa sinh vật sống (như vi khuẩn) từ một hành tinh này sang một hành tinh khác gây hại cho kết quả nghiên cứu khoa học.  

Nhóm của Tiến sĩ Lin đã hoàn tất việc lấy mẫu nghiên cứu và đưa ra các con số thống kê liên quan đến việc hình thành bào tử vi khuẩn cho đến kích thước phân tử không khí.

Họ cũng đã phát triển một hệ phương pháp gắn liền với một bào tử đơn với một nguyên tử… “Các số liệu này sẽ giúp ích trong việc làm sạch hành tinh, lựa chọn vật liệu, đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm và đưa ra chiến lược làm sạch tàu vũ trụ tốt nhất”, Tiến sĩ Lin nói.

Sao Hỏa còn được gọi là Hành tinh Đỏ do nó có màu hơi đỏ vào ban đêm khi nhìn từ Trái đất. Khoảng cách giữa sao Hỏa và Trái đất khác nhau tùy thuộc vào vị trí của chúng khi quay quanh mặt trời. Khi tiến đến khoảng cách gần nhất, sao Hỏa cách Trái đất gần 55,76 triệu km.

Cuộc đua tiến đến sao Hỏa bắt đầu vào năm 1960 khi Liên Xô (cũ) phóng các tàu thăm dò đầu tiên lên hành tinh này. Mặc dù có đến 2/3 chuyến thăm dò trong quá khứ kết thúc thất bại, các nỗ lực khám phá Hành tinh Đỏ vẫn chưa bao giờ dừng lại.

NASA dự định phóng thêm 2 tàu vũ trụ lên sao Hỏa trong 5 năm tới: tàu Phoenix Mars Scout sẽ đáp lên phía bắc bề mặt sao Hỏa vào năm 2007, và một tàu thăm dò tân tiến khác, Mars Science Laboratory, dự kiến sẽ lên sao Hỏa năm 2009.

Theo Tuổi Trẻ/Xinhua

MỚI - NÓNG