Chủ trương, chính sách của Việt Nam trước cuộc Cách mạng công nghiệp

PGS- TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội thảo
PGS- TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội thảo
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt chính là vấn đề của chính sách và Luật nhà nước về hành lang pháp lý…

Nhằm đánh giá tiềm năng của Việt Nam cũng như những cơ hội và thách thức mà đất nước phải đối mặt trong việc tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, cuối tuần qua (26/5), trường ĐH Mở TPHCM (OU) phối hợp với Ban Kinh tế Trung Ương tổ chức Hội thảo “Chủ trương, chính sách của Việt Nam chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” năm 2018

Hội thảo có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT. Chủ trì hội thảo là TS. Lê Xuân Thành  - Vụ trưởng Vụ CN, Ban KTTW; PGS.TS. Nguyễn Minh Hà – Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Mở TPHCM; ThS. Nguyễn Thành Nhân – Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Mở TPHCM; TS. Lê Thái Thường Quân – Trưởng Phòng Hợp tác và Quản lý khoa học, Trường ĐH Mở TPHCM;

Hội thảo được thảo luận và trao đổi với nội dung dựa trên câu hỏi chính “Việt Nam cần chuẩn bị những gì khi bước vào thời đại 4.0?” Qua bốn bài tham luận đến từ các khách mời, buổi hôi thảo đã khám phá ra những góc nhìn vô cùng thiết thực và ý nghĩa về cách mạng 4.0 xoay quanh những vấn đề nóng hổi ở Việt Nam. Từ đó đề xuất ra các chủ trương, chính sách cho Việt Nam tạo ra sự phát triển tiến bộ cho nền công nghệ Việt Nan và làm chủ trong cuộc cách mạng.

Trong bài phát biểu “Cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý y tế”, TS Nguyễn Văn Dư đã đề cập đến tình trạng vượt tuyến trong lĩnh vực y tế, người dân không có nhiều sự tin tưởng từ các cơ sở y tế địa phương, làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh và tình trạng y tế cơ sở kém phát triển. Vì thế, ông cho rằng: “Chúng ta cần ứng dụng kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo cùng những phát triển nghiên cứu khoa học trong công tác kết nối các tuyến y tế và giúp an sinh xã hội ngày một cải tiến hơn. Bên cạnh cơ hội, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt chính là vấn đề của chính sách và Luật nhà nước về hành lang pháp lý khi không rõ quyền và trách nhiệm của đội ngũ cơ sở y tế, vì không làm việc trực tiếp với bệnh nhân”, TS Dư nói.

Chủ trương, chính sách của Việt Nam trước cuộc Cách mạng công nghiệp ảnh 1

Các đại biểu tham dự, đóng góp ý kiến cho hội thảo

Sau các bài tham luận, các khách mời đã cùng trao đổi và nêu ra những ý kiến, đề xuất sáng tạo, thực tiễn để làm rõ hơn những tác động toàn diện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo các chuyên gia, tính từ năm 2000 đến nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư -  được gọi là cuộc cách mạng số đã và đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Thông qua các công nghệ IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR),... cuộc cách mạng này đang thực hiện việc chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thành thế giới số.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đang dần lan tỏa đến Việt Nam và có những tác động tích cực đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Chính về thế, song song với viêc học tập lý thuyết, các sinh viên sẽ luôn được tạo cơ hộ tiếp cận khoa học, công nghệ, đào tạo tốt những kỹ năng nghiên cứu và sáng tạo với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.