Clip lừa đảo 'người bay' gây sốc trên mạng

Clip lừa đảo 'người bay' gây sốc trên mạng
Chỉ trong ba ngày, video một người bay như chim nhờ thiết bị điều khiển game Wii và điện thoại HTC Wildfire S thu hút hơn ba triệu lượt xem và được hàng loạt báo nổi tiếng như Time, Wired... đăng tải.

Clip lừa đảo 'người bay' gây sốc trên mạng

Chỉ trong ba ngày, video một người bay như chim nhờ thiết bị điều khiển game Wii và điện thoại HTC Wildfire S thu hút hơn ba triệu lượt xem và được hàng loạt báo nổi tiếng như Time, Wired... đăng tải.

Clip lừa đảo 'người bay' gây sốc trên mạng ảnh 1

Ngày 19-3, kỹ sư người Hà Lan Jarno Smeets tung lên mạng hình ảnh anh này đeo đôi cánh rộng bằng vải cùng gia tốc kế được làm từ những thiết bị quen thuộc với mọi người như smartphone, điều khiển game...

Video lập tức gây sốt trên mạng và được rất nhiều diễn đàn, báo chí ở nhiều nước đưa tin.

Floris Kaayk trong buổi 'tự thú' trên truyền hình Hà Lan
Floris Kaayk trong buổi 'tự thú' trên truyền hình Hà Lan.

Tuy nhiên sau đó, trang Wired đã lên Internet tìm hiểu và khẳng định cái tên "Jarno Smeets" hoàn toàn vô danh trước đó. Tại trường Đại học Coventry, nơi người này khẳng định từng theo học, cũng không lưu hồ sơ về sinh viên nào có tên Jarno Smeets.

Nhiều người bắt đầu nghi ngờ và đoán có thể đây là dạng viral marketing cho máy GoPro (video được quay bằng GoPro) hoặc cho Nintendo (nhà sản xuất Wii).

Ngày 22-3, Jarno Smeets lên truyền hình Hà Lan thừa nhận dự án "Human Bird Wing" chỉ là trò lừa. Anh này thực ra là Floris Kaayk, sinh năm 1982 và là nhà sản xuất phim kiêm chuyên gia về thiết kế độ họa (CGI).

Kaayk không bay như chim mà hình ảnh đó được tạo từ máy tính. Anh này đã bỏ tám tháng để sản xuất đoạn phim "như một cuộc thử nghiệm về truyền thông trực tuyến".

Năm 2006, Kaayk cũng từng cho ra đời bộ phim tài liệu về một căn bệnh giả là Metalosis Maligna mô tả những thứ cấy trong cơ thể có thể phát triển và kiểm soát con người.

"Cậu ấy muốn theo đuổi giấc mơ như nhiều nghệ sĩ khác. Cậu ấy muốn truyền cảm hứng cho mọi người và đã thành công", nhà khoa học Bert Otten nhận xét. "Cậu ấy biết cách lừa chúng ta. Ai cũng muốn bay, phải không nào?".

Trăm nghe không bằng một thấy, nhưng với sự phổ biến của các công cụ biên tập ảnh, video như Photoshop và nhiều phần mềm đồ họa khác thì những gì con người "thấy" trên mạng đã khác xa so với thực tế.

Vụ việc "người bay" một lần nữa nhắc mọi người nên suy nghĩ kỹ trước khi tin hay phán xét bất cứ hình ảnh nào họ gặp trên Internet.

Theo Châu An
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG