Coi chừng các bức tường kính

Văn Văn, nhà báo 8X của Trung Quốc, cùng một cô gái quan họ trong chuyến khám phá sông Hồng ngày 24-7-2010
Văn Văn, nhà báo 8X của Trung Quốc, cùng một cô gái quan họ trong chuyến khám phá sông Hồng ngày 24-7-2010
TP - Chính quyền thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đang lên kế hoạch kiểm soát việc sử dụng các bức tường kính, nhằm làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường, trong đó có hiện tượng mất nhiệt, và ô nhiễm ánh sáng, vốn trở nên phức tạp hơn do tác động của biến đổi khí hậu.
Văn Văn, nhà báo 8X của Trung Quốc, cùng một cô gái quan họ trong chuyến khám phá sông Hồng ngày 24-7-2010
Văn Văn, nhà báo 8X của Trung Quốc, cùng một cô gái quan họ trong chuyến khám phá sông Hồng ngày 24-7-2010 .

Theo đó, chủ sử dụng các bức tường hoặc cửa sổ làm bằng kính có thể sẽ phải trả tiền cho việc gây ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng. Nếu thành công, đây có lẽ là lần đầu tiên ở Trung Quốc, việc giảm ô nhiễm ánh sáng được thực hiện bằng công cụ kinh tế

Tường kính hay các cửa sổ liên hoàn làm bằng kính phản xạ là một phát minh lớn, làm cho thành phố đẹp và hiện đại hơn. Những năm 80 của thế kỷ 20, kiểu tường nhà này trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Nhưng 30 năm sau, người ta mới nhận ra tường kính phản xạ có thể gây ra rất nhiều vấn đề môi trường. Thất thoát nhiệt qua tường kính hóa ra nhiều hơn so với tường truyền thống xây bằng gạch và vữa, ước tính hơn 10 lần. Điều đó có nghĩa là, để duy trì nhiệt độ phòng có tường kính, cần tiêu thụ năng lượng nhiều hơn.

Để giảm thất thoát nhiệt, các tòa nhà chọc trời bắt đầu sử dụng các tấm kính hai lớp và các lớp phủ phản xạ lên bề mặt kính. Tuy nhiên, làm như thế lại gây ra tình trạng đánh bùn sang ao cho các tòa nhà bên cạnh, dẫn đến hiện tượng bất thường cục bộ như đảo nhiệt, v.v…

Các chuyên gia môi trường còn chỉ ra vấn đề khác gây ra bởi các bức tường kính, hiện tượng ô nhiễm ánh sáng. Theo nghiên cứu quang học, các bức tường kính phản xạ, với năng suất phản xạ khoảng 82-90%, có thể phản xạ hầu hết ánh sáng, khiến cường độ ánh sáng ở vùng phản xạ lớn hơn nhiều so với ánh sáng tự nhiên chiếu từ Mặt Trời, gây nên tác động tiêu cực đến an toàn và sức khỏe người.

Các nghiên cứu y khoa gần đây cho thấy ô nhiễm ánh sáng gây nên các tác động tâm lý có hại và có thể tạo ra hiệu ứng sinh lý ngược, làm giảm sức kháng cự của cơ thể đối với bệnh tật. Thậm chí, tường kính phản xạ còn được xác định là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông.

Giảm chứ không từ bỏ

Do những tác hại nói trên, các nước phát triển đã ban hành tiêu chuẩn tường kính phản xạ. Nếu tỷ lệ phản xạ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, tường kính đó được xem là gây ô nhiễm ánh sáng. Dù thế, để đề phòng triệt để, Đức, Nhật Bản, và năm quốc gia phát triển khác đã cấm hẳn công nghệ tường kính phản xạ.

"Điều đập vào mắt tôi khi lần đầu tiên đến Hà Nội từ cách đây gần nửa năm là Hà Nội có nhiều cao ốc quá, nhất là các cao ốc ốp kính, không giống với những gì tôi được nghe và xem từ thủ đô Bắc Kinh quê hương tôi " - Văn Văn 

Tại Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh đã không thông qua hơn 60 thiết kế nhà có tường kính; còn thành phố Thượng Hải mới đây cũng đã ban hành quy định nhằm giảm sử dụng tường kính.

Tuy nhiên, Trung Quốc không có chủ trương ngừng hẳn sử dụng các loại tường kính. “Cho dù có một số vấn đề về môi trường, điều đó không có nghĩa chúng ta sẽ từ bỏ tường kính phản xạ. Chúng ta sẽ lựa chọn các loại tường kính khác được chế tạo với công nghệ khác khắc phục được các nhược điểm trên”, ông Long Văn Chí, Chủ tịch Ủy ban Công nghệ Tiêu chuẩn hóa Cửa sổ/Cửa ra vào/Tường, Bộ Xây dựng Trung Quốc, nói.

Theo ông Chí, bằng thiết kế hợp lý, có thể sử dụng xen kẽ tường kính với thép, nhôm, hợp kim, và các loại vật liệu khác với nhau. Như thế, tòa nhà không những nom đẹp hơn mà còn phát huy hiệu quả hơn trong việc giảm hiệu ứng phản xạ từ tường kính, giảm ô nhiễm ánh sáng.

“Chúng ta có thể sử dụng tất cả các loại kính trong và trong mờ để làm giảm cường độ ánh sáng phản xạ”. Ông Chí cho rằng, hiện tại, cấu trúc này có thể được sử dụng ở hai dạng:

1. Cấu trúc kính hai lớp thông gió. Cấu trúc này có các chức năng khác nhau trong các mùa khác nhau. Vào mùa hè, bằng việc hạ lớp mành, đồng thời mở các ống và lỗ thông hơi, cấu trúc này có thể thải hầu hết nhiệt phát xạ bức xạ. Vào mùa đông, bằng cách đóng các lỗ thông và tắt các quạt xả, tường kính hai lớp có thể ngăn tình trạng mất nhiệt từ bên trong. Tuy nhiên giá thành của cấu trúc này sẽ đắt.

2. Cấu trúc nhiệt hồng ngoại. Tia hồng ngoại trong ánh nắng mặt trời có thể tạo nhiệt dù là mùa hè hay đông. Nhược điểm của cấu trúc này là độ dày của lớp tường kính.

Một giải pháp khác là lựa chọn kính. Các loại kính trong suốt, kính màu, kính hấp thụ nhiệt, kính có lớp phủ bề mặt, kính phiến, và kính quang hoá đều có thể dùng được.

Văn Văn
Phóng viên Tạp chí Môi trường Trung Quốc, viết riêng cho Tiền Phong

MỚI - NÓNG