Cơn 'đói than' đang lan rộng khắp thế giới

Cơn 'đói than' đang lan rộng khắp thế giới
Mặc dù là nguồn nhiên liệu tương đối nhiều và rẻ nhưng hiện nay than bỗng trở nên khan hiếm, tạo ra cơn "đói than" trên phạm vi toàn thế giới và đẩy giá than tăng lên ít nhất là 50% trong vòng 5 tháng qua, vượt quá mức tăng của giá dầu.
Cơn 'đói than' đang lan rộng khắp thế giới ảnh 1
Khai thác than tại VN

Theo các nhà phân tích năng lượng thế giới ,những yếu tố chính tác động đẩy giá than tăng cao là chính sách năng lượng của các nước thiếu đồng bộ, lượng dự trữ than không đủ, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở châu Á và điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến công việc khai thác than, - tất cả đã làm cho "cung" không đủ "cầu".

Trong 6 năm qua, lượng tiêu thụ than trên thế giới đã tăng lên 30%, gấp đôi so với bất kỳ loại nhiên liệu nào khác. Khó khăn do điều kiện khai thác ở Ô-xtrây-li-a đã làm giá than ở châu Á giao mạn thuyền (giao nhận ngay) đối với than cốc (sử dụng trong sản xuất sắt thép) ở thời điểm hiện tại tăng gấp 3 lần so với mức ký hợp đồng là 98 USD.Trung Quốc - nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới - hiện đang tiêu dùng lượng than tương đương với tổng lượng than mà Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản cộng lại.

Trữ lượng than của Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh 10,5 tỉ tấn và mỏ than ở vùng đồng bằng sông Hồng 210 tỉ tấn nằm trải rộng trên diện tích 3.500 ki lô mét vuông.

Có thể thấy, trữ lượng than của Việt Nam tuy lớn nhưng phần có thể khai thác không nhiều. Khả năng khai thác tốt nhất là ở phần trữ lượng 3,5 tỉ tấn nằm ở độ sâu dưới 300 mét đã được thăm dò chi tiết ở khu mỏ Quảng Ninh.

Nhưng khu mỏ này đã được khai thác từ cách nay 100 năm và với sản lượng trên 32 triệu tấn mỗi năm như hiện nay, thì chẳng bao lâu những mỏ than có khả năng khai thác tốt nhất ở đây sẽ bị cạn kiệt.

Đó là chưa kể việc khai thác than còn gây ra những tác động xấu về môi trường.

Xuất khẩu than đang tăng mạnh. Tình hình này gây ra sự lo ngại về khả năng cạn kiệt tài nguyên và Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than để cung cấp cho ngành điện, giống như đã xảy ra với ngành gỗ.

Theo TBKTSG

Mức tiêu thụ than của Trung quốc tăng hàng năm khoảng 10%. Trong 6 năm qua mức tiêu thụ than ở Anh cũng đã tăng lên, với mức tăng 9% trong năm 2005-2006. Trước đây, Nam Phi cung cấp than cho châu Á nhưng hiện tại đang phải vật lộn với nhu cầu trong nước do Công ty than quốc gia Eskom cạn nguồn dự trữ.

Các công ty khai thác và xuất khẩu than đang được hưởng lợi lớn từ tình hình khủng hoảng này.Các nhà nhập khẩu than châu Âu và Nhật Bản lo lắng về nguồn cung cấp trong tương lai đã buộc phải ký những hợp đồng dài hạn với giá cao.Than đã trở thành loại nhiên liệu tốt nhất để giải quyết nhu cầu đang tăng cao đối với các loại nhiên liệu thay thế đắt tiền và khan hiếm.

Than hiện không còn chỉ ở giới hạn là than - khí đốt và sản xuất thép mà đã mở rộng thêm với khái niệm than-chất lỏng và than-hóa chất, và như vậy giá than sẽ liên quan tới giá dầu và khí tự nhiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường cảnh báo không thể không tính tới tác động tới sự thay đổi khí hậu do loại nhiên liệu này gây ra. Cho dù chỉ chiếm 1/4 lượng nhiên liệu tiêu thụ trên toàn thế giới, than vẫn thải ra 39% tổng lượng khí thải carbon đioxit.

Vì vậy, nếu không sử dụng công nghệ thu gom và lưu giữ khí thải carbon thì việc đốt nhiều than hơn sẽ gây ra thảm họa trên toàn cầu.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG