Con người cần có nhịp sống chậm hơn?

Con người cần có nhịp sống chậm hơn?
Tại một hội nghị về công nghệ cao vừa được tổ chức tại Oxford (Anh), thật trớ trêu khi có diễn giả gợi ý nên có một ngày hoàn toàn không có thư điện tử.

Những người đến dự là các chuyên viên thường đóng góp cho các web blog thường xuyên kiểm tra Blackberries, điện thoại di động công nghệ cao, máy tính xách tay và máy di động.

Nhưng nhà báo Carl Honoré nói với những người tham gia hội nghị TED rằng họ cần phải ngắt mình ra khỏi các mạng công nghệ cao và sống chậm lại trong một thế giới đang bị kẹt trong dòng chảy rất nhanh.

Và trong một thế giới nối mạng đã quen thuộc với chuyện có các thông tin vô hạn và các lựa chọn vô biên khi mua sắm trên mạng, người ta sẽ thấy lạ lùng khi có người cho rằng các khả năng vô hạn của thế giới hiện đại sẽ làm cho chúng ta kém hài lòng hơn.

Nhưng tác giả Barry Schwartz nói với hội nghị rằng sẽ là tốt hơn khi chúng ta chỉ có vài lựa chọn về món nước sốt salad thay vì 175 lựa chọn như ở siêu thị gần nhà ông.

Đây chỉ là một vài các gợi ý đối với cử tọa tại hội nghị TED khi họ tới để tìm một cuộc sống đẹp.

Văn hóa phi mã

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thỏa mãn ngay lập tức cũng chưa được coi là đủ nhanh, trong một thế giới mà người ta không chỉ có hò hẹn nhanh mà cả yoga cũng nhanh, ông Honoré nói.

Con người cần có nhịp sống chậm hơn? ảnh 1
Tác giả và học giả Barry Schwartz phát biểu tại hội nghị

Tác giả của cuốn Ngợi ca sự Chậm rãi đã quyết định giảm tốc độ cuộc sống sau khi phát hiện ra ông đã phải "đọc nhanh" truyện trước khi đi ngủ cho con trai. Thậm chí ông thấy hay khi đọc một bài báo về những truyện tranh cho trẻ em chỉ tốn có một phút để đọc.

Một số lựa chọn tốt hơn là không, nhưng không phải cứ thêm mãi lựa chọn sẽ có thêm sự hài lòng.

Nhưng rồi ông nghĩ: "Vậy là đã đến mức mình sẵn sàng đuổi con lên giường càng sớm càng tốt kể cả là cắt ngắn giờ đọc chuyện?"

Người ta chỉ ra rằng quá trình đô thị hoá, chủ nghĩa tiêu thụ và toàn cầu hóa chính là các nguyên nhân của "văn hóa phi mã" - Ông Honoré nói, nhưng trên thực tế nó có lý do căn bản hơn.

"Trong xã hội chúng ta, thời gian là tài nguyên khan hiếm. Chúng ta biến mọi thứ thành một cuộc đua để về đích, nhưng trên thực tế chúng ta không bao giờ về tới đích cả.

Trên toàn thế giới, hiện cũng đang có sự tẩy chay văn hóa kiểu như thế này, chẳng hạn như "thức ăn chậm" và "chuyển động chậm" ở Ý.

Trên khắp thế giới, người ta đang sống chậm lại và phát hiện ra rằng người ta bống nhiên "ăn ngon hơn, làm tình thích hơn, tập thể dục nhiều hơn và làm việc hiệu quả hơn’’.

Ông Honoré nói với cử tọa với đầy những thiết bị hiện đại trên người rằng họ cần phải khám phá lại nút "tắt".

Công nghệ được tạo ra để làm cho chúng ta hiệu quả hơn, ông giải thích. Nhưng cuộc sống của chúng ta đang thường xuyên bị gián đoạn tới mức một báo cáo gần đây về "info-mania" hay chứng “cuồng thông tin” thấy rằng sự tràn ngập email đã làm phân tán sự tập trung và làm giảm IQ của công nhân đi 10 điểm.

Một bộ phận của Cty phần mềm Veritas đã tuyên bố ngày Thứ Sáu là ngày không dùng email và thấy rằng đó là ngày hiệu quả nhất của họ.

Thêm lựa chọn, kém hài lòng

Tiếp tục đề tài ít thực ra lại là nhiều, tác giả và học giả Barry Schwartz thách thức quan điểm truyền thống cho rằng chúng ta cần tối đa hóa lựa chọn để có thể tối đa hóa tự do và sự hài lòng.

Đây đã là một giả định bám rễ sâu tới mức không ai chất vấnnó cả, ông Schwartz nói. Nhưng ông chính là người đã cho ra mắt cuốn sách Nghịch lý của Lựa chọn.

Ông chỉ ra rằng tại siêu thị địa phương ông có thể chọn trong số 175 dầu trộn salad, 40 loại thuốc đánh răng, 75 loại trà đá, 230 loại súp và 285 loại bánh.

Ông nói sự lựa chọn là tốt nhưng trong xã hội hiện đại và giàu có, người ta thường có nhiều lựa chọn tới mức bị tê liệt.

Ông nói nhiều sinh viên bị tắc trong các công việc được trả lương thấp vì họ sợ sẽ có quyết định sai về nghề nghiệp.

Một số giáo sư tại các trường giảng dạy nghệ thuật tự do nay đùa rằng họ "nhận các sinh viên bị kẹt ở McDonalds và biến họ thành những người bị kẹt ở Starbucks".

Với quá nhiều lựa chọn trước mắt chúng ta mỗi khi chúng ta ra bất kỳ quyết định gì, chúng ta thường sẽ cảm thấy hối hận về quyết định của mình.

Sự lựa chọn quá nhiều làm chúng ta tăng sự trông đợi và tạo mong muốn có sự hoàn hảo.

Ông Schwartz nói sự hối tiếc sau khi có quyết định sai lầm hay điều được cho là quyết định sai lầm dẫn tới sự chỉ trích bản thân, trầm cảm và trong nhiều trường hợp là sự tự vẫn:

"Một số lựa chọn tốt hơn là không nhưng không phải cứ thêm mãi lựa chọn sẽ có thêm sự hài lòng".

MỚI - NÓNG