Con người sẽ 'kết hôn' cùng robot

Con người sẽ 'kết hôn' cùng robot
TP - Theo dự báo của các nhà khoa học hàng đầu thế giới, trong những thập niên tới, công nghệ robot sẽ đạt được tiến bộ vượt bậc và đến năm 2050, loài người sẽ “kết hôn” với robot.
Con người sẽ 'kết hôn' cùng robot ảnh 1
"Robot thế kỷ 21" biết chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản

Lúc đó, robot sẽ biết đàm đạo một cách có trí tuệ và tình cảm với con người, biết thể hiện và cảm nhận xúc cảm và có thể trở thành một “chủng  tộc” mới. Robot sẽ giống người đến mức có thể trở thành người bạn, đồng nghiệp, thậm chí là người tình của con người! 

Dù cho mọi điều có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng xu hướng phát triển khoa học trong những thập niên gần đây đang tiến theo hướng đó. Lần đầu tiên, robot ra đời tại các nhà máy chế tạo ô tô để thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu, nhàm chán.

Sau đó, các nhà khoa học đã chế tạo robot để đưa thư hoặc robot bảo đảm an ninh. Giờ đây, đã có các loại robot chăm sóc người cao tuổi, robot có thể tương tác với người và bước đầu đã có khả năng thể hiện tình cảm.

Thành tựu lớn nhất của công nghệ robot là khả năng đàm đạo với con người, có nhận thức riêng và khả năng thể hiện tình cảm riêng. Hiện nay, các nhà khoa học đã chế tạo thành công các mô hình robot có khả năng thể hiện tình cảm và nhân cách. Đây là một trong những lĩnh vực khó khăn nhất của công nghệ.

Từ những năm 1950, vấn đề giao tiếp giữa người với máy tính đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và trong hơn 50 năm qua đã đạt được những tiến bộ nhất định.

Hiện nay, máy tính đã mạnh hơn rất nhiều, có bộ nhớ siêu lớn và đã có các chương trình có thể tiến hành những cuộc đàm đạo thú vị và có trí tuệ. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào cả người và máy tính đều cảm thấy thỏa mãn với các cuộc đàm thoại đó.

Con người sẽ 'kết hôn' cùng robot ảnh 2

Lúc này, xét về mặt trí tuệ, robot chỉ mới có khả năng đàm thoại tương đương với một học sinh tốt nghiệp phổ thông nhưng trong vòng 15 năm tới, khả năng đàm thoại đó sẽ phong phú hơn, có thể tương đương với sinh viên đại học năm cuối.

Để có được khả năng đó, robot cần phải tích lũy tri thức, thậm chí là có được các nhân cách khác nhau, sở thích khác nhau.

Lúc đó, khi mua một robot, bạn có thể lựa chọn tính cách của robot sao cho phù hợp với chủ nhân cũng như lựa chọn kích thước, màu tóc và giọng nói, robot có cá tính vui vẻ, xúc cảm hoặc hiếu động.

Có thể lựa chọn loại robot có tới 40% thời gian luôn tỏ ra vui vẻ, 60% thời gian là nghiêm túc. Nếu bạn chán ngán với những câu chuyện vui nhộn của robot, bạn có thể chuyển sang một chương trình khác để đàm đạo với một robot có chiều suy tư hoặc sống thiên về tình cảm hơn.

Bạn có thể thay đổi tính cách hoặc lĩnh vực quan tâm của robot. Thí dụ, nếu bạn là người ưa thích điện ảnh, bạn có thể chọn robot am hiểm các lĩnh vực Nghệ thuật thứ bảy. Như vậy, bạn có thể chọn các robot khác nhau để tăng số lượng đối tác mà bạn cần có trong cuộc sống.

Điều khó khăn nhất và tinh tế nhất trong công nghệ là tạo ra các robot có nhân cách riêng. Cho đến 2020, bạn cũng chỉ có được robot mong muốn khi bạn ra lệnh cho robot thực hiện theo một chương trình nào đó. Đ

ến giữa thế kỷ 21, sự khác nhau giữa robot với con người ngày càng được rút ngắn. Muốn vậy, cần phải có các loại siêu máy tính thế hệ mới và công nghệ lập trình có khả năng mô phỏng các hành vi tinh tế nhất của con người dựa trên cơ sở trí tuệ nhân tạo.

Lê Minh Hoàng
Theo Lenta

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.