Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất

Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất
TP - “Lũ lụt, trái đất nóng lên, hàng triệu người bị đe dọa bởi thiên tai… cho thấy vấn đề nguy nan nhất mà nhân loại đang đối mặt chính là biến đổi khí hậu”- ông Ashvin Dayal - GĐ Điều hành Quỹ Rockefeller tại châu Á khẳng định.
Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất ảnh 1

Tỉnh Quảng Nam và phố cố Hội An thường xuyên ngập chìm trong mưa lũ. Ảnh: Trần Tuấn 

Đại diện các thành phố dễ bị tổn thương nhất trong dự án liên kết mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng phòng chống với biến đổi khí hậu (BĐKH) có mặt tại Đà Nẵng trong hội thảo quốc tế diễn ra từ ngày 14 - 16/9 để cùng trao đổi kinh nghiệm, phương pháp phòng chống BĐKH, do Quỹ Rockefeller tài trợ.

Bắt đầu từ tháng 2/2009, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ là ba thành phố của Việt Nam được chọn làm nơi thí điểm của dự án.

TS Nguyễn Văn Thắng - Phó Chánh Văn phòng Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với BĐKH (Bộ TN&MT) cho rằng, phòng chống BĐKH là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người.

“Chúng ta đang đối mặt với thách thức lớn từ BĐKH, cụ thể như tình trạng ngập lụt khi có mưa bão hoặc triều cường từ những địa phương như TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Tĩnh hay ĐBSCL...”.

Nước biển dâng 0,75m, TPHCM sẽ ngập 204 km2, dâng 1m sẽ ngập 473 km2. Còn ĐBSCL nước biển dâng 0,65m sẽ ngập tới 5.130 km2, dâng 0,75m ngập 7.580 km2. 

TS Nguyễn Văn Thắng cũng thừa nhận: "Sự thiếu nhận thức về BĐKH tồn tại ở các cấp, từ các nhà hoạch định chính sách đến từng cán bộ địa phương và tất nhiên là cả cộng đồng ở những thành phố dễ bị tổn thương".

Đà Nẵng - Một mô hình hiệu quả

Theo bà Cristina Rumbaltis Del Rio - Phó GĐ Quỹ Rockefeller, 65 phần trăm thành phố dễ bị tổn thương bởi BĐKH tập trung tại châu Á, mà tiêu biểu là Philippines, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam.

“Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ những thành phố chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai trước khi đưa ra dự án tài trợ. Việt Nam mà cụ thể là Đà Nẵng của các bạn đã thực hiện rất tốt. Vì thế hôm nay chúng ta mới có đợt học tập kinh nghiệm lẫn nhau ở đây” – bà Del Rio nói.

Theo bà Del Rio, dự án sẽ thường xuyên tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm để giúp các thành phố có thể điều chỉnh phương án tốt nhất cho địa phương mình.

TS Marcus Moench - GĐ tổ chức ISET (một tổ chức phi chính phủ, chuyên đưa ra các chương trình hoạch định kế sách chống BĐKH tại các quốc gia) bày tỏ ấn tượng với chương trình quốc gia của Việt Nam.

“Kế hoạch các bạn đưa ra rất cụ thể, nếu triển khai một cách triệt để, có thể giúp từng người dân ở trong vùng dễ bị tổn thương nhận thức rõ kế hoạch phòng chống”.

Cùng ý kiến với ông Marcus, Thị trưởng Thành phố Surat (Ấn Độ) - ông Mangubhai Gilitwala cho hay, có những đặc điểm tương đồng về vị trí giữa Surat (phía Tây Ấn Độ, bên vịnh Khabhat, gần cửa sông Tapi) với Đà Nẵng, cho phép ông có thể rút ra một vài phương án cụ thể trong chương trình chống BĐKH ngay tại Đà Nẵng để áp dụng cho Surat.

Được biết, Quỹ Rockefeller tài trợ 50 triệu USD cho giai đoạn 1 dự án liên kết mạng lưới các thành phố châu Á dễ bị tổn thương bởi BĐKH.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.