Dấu chân những người đầu tiên ở châu Mỹ

Dấu chân những người đầu tiên ở châu Mỹ
Các nhà khoa học Anh cho biết họ đã tìm thấy thêm bằng chứng rằng con người đã định cư ở châu Mỹ sớm hơn so với suy nghĩ trước đây.

Một nhóm nghiên cứu của 3 đại học đã phát hiện dấu chân người ở một mỏ đá bỏ hoang tại Mexico, có vẻ đã có từ 40.000 năm trước.

Cho đến gần đây, đa số các nhà khảo cổ tin rằng con người đã đến châu Mỹ bằng cách đi qua một cây cầu nối eo biển Bering từ Nga đi vào Alaska khoảng 12.000 năm trước, vào cuối thời kỳ Băng đá.

Nhưng một số nhà khoa học không đồng ý, nói rằng nhiều địa điểm từ Nam đến Bắc Mỹ cho thấy bằng chứng về sự có mặt của con người còn sớm hơn nữa.

Phát hiện mới nhất có thể chứng minh họ đúng. Các dấu chân được tìm thấy trong đống vụn tro núi lửa cổ xưa và đã cứng lại khi nước từ một hồ gần đó phủ phù sa lên đống vụn tro.

Theo một người trong nhóm, tiến sĩ Silvia Gonzalez, từ Đại học John Moores ở Liverpool, con người có thể đã đến lục địa này ban đầu bằng thuyền, chứ không phải qua đường đất liền.

"Cụ thể là vào thời ấy, eo biển Bering chưa được mở, vì thế chúng tôi nghĩa cách duy nhất để họ di chuyển có thể là đi từ Alaska, băng qua Nhật, rồi qua các hòn đảo, rồi đi dọc đường biển từ Alaska đến Patagonia".

Các suy nghĩ về nguồn gốc loài người tiếp tục thay đổi khi có các phát hiện mới chứng tỏ con người đã đi xa hơn là so với tưởng tượng trước đây.

Nếu lý thuyết mới nhất chính xác, con người, bắt đầu từ châu Phi, có thể đã đến châu Âu và châu Mỹ gần như đồng thời.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.