Hóa thạch loài 'phượng hoàng' cổ đại

Hóa thạch loài 'phượng hoàng' cổ đại
Một chiếc xương hàm khổng lồ vừa được khai quật ở Kazakhstan là bằng chứng hiếm hoi thứ hai trên thế giới khẳng định, những loài chim khổng lồ đã lang thang trên mặt đất hoặc bay trên trời ở Trái đất cùng thời điểm khủng long tồn tại.

Hóa thạch loài 'phượng hoàng' cổ đại

> Thấy hóa thạch khủng long bay cổ xưa nhất ở Mỹ

Một chiếc xương hàm khổng lồ vừa được khai quật ở Kazakhstan là bằng chứng hiếm hoi thứ hai trên thế giới khẳng định, những loài chim khổng lồ đã lang thang trên mặt đất hoặc bay trên trời ở Trái đất cùng thời điểm khủng long tồn tại.

Hai hình dạng cơ thể khả dĩ của loài chim được gọi là Phượng hoàng châu Á này tương đương với kích cỡ một người thật và một loài chim cỡ trung bình của kỷ Đại Trung Sinh. Ảnh: John Conway.
Hai hình dạng cơ thể khả dĩ của loài chim được gọi là Phượng hoàng châu Á này tương đương với kích cỡ một người thật và một loài chim cỡ trung bình của kỷ Đại Trung Sinh. Ảnh: John Conway.

Viết trên tạp chí Biology Letters, các khoa học gia cho biết, loài chim mới mới phát hiện có sọ dài khoảng 30 centimet. Nếu nó là một loài chim sống trên mặt đất, con chim có chiều cao từ 2 đến 3 mét và nếu nó là loài chim bay, nó có động rộng cánh khoảng 4 mét.

Tên loài chim mới tìm thấy này là Samrukia nessovi, đặt theo tên loài phượng hoàng Kazakh huyền thoại mà trong tiếng Kazakhstan gọi là samruk.

Đây là khám phá hóa thạch chim khổng lồ thứ hai trong kỷ Phấn trắng (khoảng 150 triệu năm trước), và là hóa thạch được khai quật thấy đầu tiên ở châu Á. Một hóa thạch khác của loài chim có kích thước cực lớn tương đương sống trong suốt thời kỳ đó là một mẩu hóa thạch xương sống tìm thấy ở Pháp và được công bố trên tạp chí Nature 16 năm trước, năm 1995.

Các nhà khoa học trước nay mới biết, lượng lớn các loài chim thời kỳ Phấn trắng thường có kích thước chỉ nhỏ bằng loài quạ hiện nay, tuy nhiên tiến sĩ Darren Naish thuộc Đại học Portsmouth cho biết rằng khám phá thứ hai này về một loài chim hoàn toàn khác với loài chim khổng lồ tìm thấy năm 1995 giúp chứng minh rằng, những con chim cực lớn rất phổ biến vào thời gian đó.

Chiếc xương hàm hóa thạch cổ đại này có chiều dài gấp đôi xương hàm của đà điểu, loài chim lớn nhất trên thế giới ngày nay. Ảnh: BBC
Chiếc xương hàm hóa thạch cổ đại này có chiều dài gấp đôi xương hàm của đà điểu, loài chim lớn nhất trên thế giới ngày nay. Ảnh: BBC.

“Hóa thạch này được xác định chỉ nhờ xương hàm dưới của nó, vì vậy chúng tôi không thể nói chắc chắn về hình dạng và cấu trúc của toàn bộ con chim.”

“Nếu nó đứng trên mặt đất và có hình dạng giống một con đà điểu, thì nó sẽ cao khoảng 2 đến 3 mét và nặng trên 50kg”, ông giải thích trên tờ tin tức BBC. “Nếu nó là một loài chim bay, nó có hình dạng giống chim hải âu đại hoặc một con kền kền khoang cổ Mỹ”.

Tiến sĩ Naish hiện tại chưa xác định rõ được loài chim khổng lồ này đã chia sẻ môi trường sống với những loài khủng long nào.

Tuy vậy, “tôi cho rằng chúng đã sống chung với những con khủng long to lớn tồn tại khắp mặt đất thời kỳ đó, những loài như khủng long tyrannosaur cỡ đại, khủng long mỏ vịt đại”, ông cho biết. “Điều đó mở ra hàng chục câu hỏi về vấn đề tương tác sinh thái giữa các loài mà chúng ta vốn chỉ có thể suy xét.”

Mọi người vốn cho rằng khi có thằn lằn bay khổng lồ thì sẽ không có chim lớn, nhưng khám phá ngạc nhiên này đã chứng minh điều ngược lại, BBC dẫn lời tiến sĩ Naish.

Theo Phan Khôi
VietNamNet

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG