Internet băng thông rộng: Phát triển nhanh nhưng phải bền vững

Internet băng thông rộng: Phát triển nhanh nhưng phải bền vững
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, các nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam đang đẩy mạnh việc đưa internet băng thông rộng "phủ sóng” rộng rãi hơn nữa.

Nhu cầu sử dụng internet cáp quang tốc độ cao ngày một tăng vọt đã khiến các nhà cung cấp dịch vụ tích cực “chăm sóc” các khách hàng của mình nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên để internet băng rộng phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn, các nhà cung cấp dịch vụ cũng cần cải thiện, thay đổi mình để đáp ứng nhu cầu lâu dài của người dùng.

“O bế” khách hàng băng thông rộng

Theo số liệu mới nhất từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến hết tháng 6/2016, cả nước có 8,19 triệu thuê bao internet cố định, gồm cả cáp đồng (ADSL) và cáp quang (FTTH), tăng gấp đôi so với năm 2011 (4,08 triệu thuê bao). Trong đó thuê bao cáp quang chiếm tới 56%, ADSL chiếm 35%. Độ phủ (số đường băng rộng/hộ gia đình) tại Việt Nam đạt 37%, cứ 3 hộ gia đình thì có hơn một hộ sử dụng băng thông rộng cố định. Bằng chứng chứng tỏ thị trường cáp quang bùng nổ là tháng 4-2013, cả nước mới có 210.000 thuê bao. Đến tháng 4-2016, con số này đã là 4,5 triệu, gấp 21 lần chỉ sau 3 năm.

Trong khi Internet ADSL giảm mạnh lượng thuê bao, thì nhánh cáp quang lại phát triển bùng nổ. Tính từ tháng 4-2013 đến tháng 4-2016, đã có 1,5 triệu thuê bao ADSL “bốc hơi”, không sử dụng dịch vụ. Trong 4 tháng đầu năm 2016 đã có 540.000 thuê bao ADSL rời mạng. Nguyên nhân là phần lớn lượng thuê bao này chuyển sang dùng FTTH vì giá giữa hai dịch vụ không còn chênh lệch nhiều. Và để đáp ứng nhu cầu người dùng cũng như tăng tốc phát triển, nhiều nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam vừa qua đã có những “chuyển động” mạnh để dưa internet băng rộng “phủ sóng” ngày một rộng hơn.

Nhiều nhà nhà cung cấp internet như Viettel, FPT Telecom, VNPT… đã và đang áp dụng mọi chiến thuật, sách lược để giành được thị phần, trong đó, nhiều nhà mạng đã tiến hành liên tục hạ giá cước cho người dùng. Bên cạnh đó nhiều nhà cung cấp dịch vụ đang có xu hướng chuyển sang việc tung ra các gói cước tích hợp dịch vụ để gia tăng ưu đãi và nâng tốc độ dịch vụ. Cách thức ứng dụng công nghệ truyền dẫn mới để tăng chất lượng dịch vụ như thế này sẽ khiến các ISP cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững hơn nhiều. 

Trong các nhà mạng lớn, FPT Telecom đã có sự  trỗi dậy về mức tăng trưởng thuê bao trong năm 2015. Cụ thể, năm 2014, FPT Telecom mới chiếm 6% thị phần, trong khi con số năm 2015 ghi nhận là 25,4%. Với mức tăng trưởng thuê bao lên tới 1.900%, thị phần thuê bao cáp quang của Viễn thông FPT tăng hơn 4 lần so với năm 2014. Con số tương tự của VNPT tăng 441% và Viettel tăng 314%.

Cần chiến lược lâu dài, bền vững

Cáp quang (tốc độ download 10 Gigabit/giây) nhanh gấp 200 so với ADSL (20 Megabit/giây) đã tạo ra xu thế sử dụng băng rộng ngày một phổ biến hơn trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Xu thế băng rộng này góp phần lớn thúc đẩy sự phát triển cho các doanh nghiệp cung cấp nội dung như IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conference (hội nghị truyền hình), IP Camera, game online, Internet of Things... . 

Hiện những dịch vụ này đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và trong tương lai sẽ còn hứa hẹn “tăng tốc” nhiều hơn nữa bởi sự bùng nổ của mạng Internet, các công nghệ di động, kết nối không dây 3G, 4G, 5G cùng các dịch vụ giải trí, mua sắm trực tuyến… 

Chính vì vậy đây là cơ hội rộng mở cho các nhà cung cấp dịch vụ internet băng rộng tại Việt Nam. Tuy nhiên cần có tầm nhìn lâu dài để phát triển bền vững và mang lại các lợi ích thực tế cho người dùng, các chuyên gia cho biết.

Hiện nay không chỉ cạnh tranh về giá cước, tốc độ nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh, như ban đầu bán giá rẻ, sau đó “bóp” băng thông, ép khách dùng gói cước giá cao hơn… Đây là những vấn đề khiến nhiều người dùng vẫn còn ái ngại khi chọn lựa dịch vụ và các nhà cung cấp nên khắc phục nhược điểm không nhỏ này.

Internet băng thông rộng: Phát triển nhanh nhưng phải bền vững ảnh 1

Ngoài ra để phát triển thêm được thuê bao, tăng trưởng bền vững thì công tác chăm sóc khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ phải thực sự tốt. Khách hàng cần có nhiều kênh để báo sự cố, cũng như liên hệ hỗ trợ (tổng đài, hỗ trợ kỹ thuật qua email, chat…). 

Hiện nay những khâu chăm sóc khách hàng này vẫn còn yếu, nhiều người dùng cho rằng xài băng rộng, tốc độ cao, rất nhanh, nhưng khi gặp sự cố thì giải quyết cho họ rất… chậm. Tuy nhiên, thị trường cũng nhìn nhận một số ISP đang dần đặt mối quan tâm đúng mực vào yếu tố này, đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng về mặt dịch vụ.

Cuối cùng, các chuyên gia nhận định “cuộc chiến” trong thị trường băng rộng cố định tại Việt Nam luôn là cuộc chơi dài hạn. Do đó chiến thắng thuộc về nhà mạng nào là câu chuyện của cả một quá trình chứ không mang tính thời điểm. Và nhà cung cấp dịch vụ nào làm tốt việc chăm sóc khách hàng, đường truyền ổn định, dịch vụ đa dạng… tất sẽ có thể phát triển mạnh một cách dễ dàng và người dùng cũng được sử dụng internet băng rộng đúng nghĩa.

Tốc độ truy cập internet trung bình ngày càng được cải thiện

Trong báo cáo quý 4/2015 của hãng Akamai, tốc độ truy cập internet trung bình của Việt Nam đã đạt 3,8 Mbps, tăng 13% so với quý trước và tăng tới 43% so với cùng kỳ năm trước, đứng 95/144 quốc gia khảo sát. Tuy nhiên với việc chuyển dịch mạnh mẽ của người dùng trong 4 tháng đầu năm 2016, các chuyên gia cho biết có lẽ sẽ khiến tốc độ kết nối internet trung bình và thứ hạng của Việt Nam được cải thiện trong báo cáo quý 1/2016. Và đúng như dự đoán, đến quý 1/2016, Akamai cho biết Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có tỷ lệ kết nối internet có tốc độ trên 10 Mbps tăng cao nhất trong 144 quốc gia được khảo sát. Nhiều chỉ số khác do Akamai công bố cũng cho thấy internet Việt Nam có tốc độ cải thiện rất tốt so với khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.