Kiểm tra “sức khỏe” và tăng tuổi thọ máy tính

Kiểm tra “sức khỏe” và tăng tuổi thọ máy tính
TPO - Làm sao để biết máy tính quá nóng, phải dừng công việc để máy tạm nghỉ, nhằm bảo vệ và giúp máy bền hơn? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp nhờ chương trình Hmonitor, có thể tải tại http://tinyurl.com/8zqhzp
Kiểm tra “sức khỏe” và tăng tuổi thọ máy tính ảnh 1

Sau khi cài đặt, chương trình sẽ được tự động mở lên, chờ 7 giây, sau đó nhấn nút Register > Close để bắt đầu sử dụng chương trình.

Khi đó, một biểu tượng hình nhiệt kế   xuất hiện trong khay đồng hồ, hãy nhấp chuột kép lên biểu tượng này để gọi giao diện làm việc của Hmonitor lên.

Trong cửa sổ xuất hiện, bạn sẽ được thông báo chính xác các thông số làm việc phần cứng của máy tính. Trong dòng Temperatures là nhiệt độ tổng quát của Mainboard (nên khống chế dưới 50 độ), nhiệt độ của CPU (nên khống chế dưới 60 độ).

Trong dòng HDD Temperatures là nhiệt độ của ổ cứng (nên khống chế dưới 50 độ). Trong dòng Cooling fans là thông số tốc độ làm việc của quạt giải nhiệt, gồm có quạt giải nhiệt chung Chassis(nên có tốc độ trên 3000 vòng/phút), quạt của CPU (nên trên 900 vòng/phút), một số máy xách tay thiết kế phục vụ đồ họa còn có thêm quạt giải nhiệt cho nguồn điện (và thông số nên nằm trên mức 3000 vòng/phút).

Kiểm tra “sức khỏe” và tăng tuổi thọ máy tính ảnh 2

Trong mục Voltages, bạn có các thông số nguồn điện đang cấp vào máy tính. Một máy tính muốn hoạt động bền thì nên có nguồn cấp ổn định (tốt nhất nên sử dụng adapter để khống chế nguồn dòng vào máy tính).

Trong mục Graphics adapters hiển thị thông số làm việc của các thiết bị ổn định dòng điện cho máy, và các thông số tốc độ quạt giải nhiệt nên nằm trên mức 900 vòng/phút, nhiệt độ khống chế dưới 50 độ, còn nguồn điện thì nên tương thích với nhiệt độ sử dụng của máy tính.

Nếu các thông số hiển thị trong chương trình phù hợp với các ngưỡng được đề cập thì máy có thể tiếp tục sử dụng an toàn, còn nếu vượt quá mức hoặc chậm quá mức thì bạn nên tìm cách làm mát cho máy.

Kiểm tra “sức khỏe” và tăng tuổi thọ máy tính ảnh 3

Ngoài ra, công cụ còn giúp kiểm tra chính xác các thông số thiết kế của máy tính để giúp không mua phải hàng giả. Muốn kiểm tra cấu hình máy xem có đúng như quảng cáo không, bạn chỉ việc nhấp chuột phải lên biểu tượng 

Kiểm tra “sức khỏe” và tăng tuổi thọ máy tính ảnh 4

  của chương trình trong khay đồng hồ rồi chọn mục Settings.

Trong thẻ CPU Info là thông tin về CPU về loại, bộ vi xử lý đang dùng và tốc độ thực của nó. Trong thẻ BIOS Info là thông tin về Bios và nhà sản xuất máy tính, năm máy tính được sản xuất, tên của máy…

Để phát âm thanh cảnh báo khi các mức nhiệt độ và tốc độ quạt đến mức ngưỡng nguy hiểm, trước tiên, hãy mở thẻ Temperatures. Sau đó, trong các mục Mainboard CPU, hãy nhấp chuột lên biểu tượng 

Kiểm tra “sức khỏe” và tăng tuổi thọ máy tính ảnh 5

rồi tìm đến file âm thanh dạng .wav (có thể dùng các file âm thanh trong mục My Computer > Local Dik C > WINDOWS > Media) để dùng làm âm thanh báo hiệu khi nhiệt độ của Mainboad và CPU tăng đến ngưỡng quá nóng (mặc định là 60 độ, nhưng nhiệt độ của Mainboard nên dưới 50 độ thì an toàn hơn).

Bạn làm tương tự cho quạt trong thẻ Fans, cho bộ nguồn trong thẻ Voltages, cho ổ cứng trong thẻ HDD, cho card màn hình trong thẻ VGA và trong thẻ Advanced, chọn độ chính xác cho các thông số của từng thiết bị. Sau đó, bạn nhấn Close để xác nhận việc thiết lập.

Từ bây giờ, mỗi khi máy quá nóng hoặc rơi vào tình trạng có thể làm ảnh hưởng tới “sức khỏe”, ngay lập tức, chương trình sẽ thông báo. Khi ấy, bạn chỉ việc tắt máy để máy nghỉ.

Khi dùng máy ở nhà, bạn nên mua một cái quạt nhỏ (loại dùng cho em bé sơ sinh ngủ, quạt to cỡ bàn tay người lớn), dùng quạt này thổi vào máy để giải nhiệt cho máy.

MỚI - NÓNG