Lần đầu quan sát ánh sáng phân cực quanh hố đen

Lần đầu quan sát ánh sáng phân cực quanh hố đen
Sau khi tiến hành nghiên cứu chi tiết hố đen Cygnus X-1, các nhà khoa học thuộc Ủy ban năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) đã phát hiện hiện tượng ánh sáng phân cực xảy ra gần hố đen Cygnus X-1.

Việc quan sát được hiện tượng này gần hố đen Cygnus X-1 giúp giới khoa học tìm hiểu sâu hơn thông tin về đường cong không gian và siêu từ trường tại khu vực xung quanh hố đen.

Cygnus X-1 là hố đen đầu tiên được giới khoa học phát hiện, có đường kính chân trời khoảng 60km và kích thước gấp khoảng 10 lần Mặt Trời, nằm ở chòm sao Cygnus, cách Trái Đất khoảng 8.000 năm ánh sáng.

Có rất nhiều điều đến nay vẫn chưa thể lý giải được liên quan đến siêu hấp dẫn, từ trường cực đoan tồn tại xung quanh hố đen, cũng như sự ảnh hưởng của hố đen đối với không gian thời gian, vật chất và sự sản sinh năng lượng.

Việc giới khoa học lần đầu tiên quan sát được hiện tượng ánh sáng phân cực xung quanh hố đen có ý nghĩa quan trọng giúp giải mã nhiều tính chất khác nhau của hố đen Cygnus X-1 sau này.

Theo các nhà khoa học, khu vực sản sinh hiện tượng "ánh sáng phân cực" rất gần khu vực chân trời của hố đen. Ánh sánh phân cực có thể giúp giới khoa học tìm hiểu sâu hơn về đặc tính vật lý bên trong hố đen.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học số ra ngày 24 - 3.

Theo Ngọc Thúy
Vietnam+
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG