Lần đầu tiên thành công nhân bản gien lợn thế hệ 4

Lần đầu tiên thành công nhân bản gien lợn thế hệ 4
TP - Ngày 8/8, các nhà gien học Nhật Bản công bố một nhóm nghiên cứu tại Đại học Meiji đã lần đầu tiên trên thế giới thành công trong việc nhân bản gien lợn thế hệ thứ tư.
Lần đầu tiên thành công nhân bản gien lợn thế hệ 4 ảnh 1
Hai chú lợn ra đời bằng phương pháp nhân bản gien thế hệ thứ 4 tại Đại học Meiji, Nhật Bản. Ảnh: AP

Thành tựu này sẽ giúp cho các nhà khoa học rất nhiều trong việc nghiên cứu y sinh học và các lĩnh vực khác liên quan.

Giáo sư Hiroshi Nagashima, một nhà gien học nổi tiếng của trường Đại học Meiji ở Tokyo cho biết, một chú lợn đực thế hệ thứ tư mới ra đời bằng phương pháp nhân bản gien.

Trước đó, các nhà khoa học đã nhiều lần nhân bản gien động vật đa thế hệ nhưng đều gặp trục trặc. Khi đó, các nhà gien học tin rằng các gien tế bào bên cho trở nên thoái hóa sau mỗi thế hệ liên tiếp.

Tuy nhiên vừa qua, các nhà gien học của Đại học Meiji Nhật Bản đã phát hiện thêm nhiều điều bí ẩn trong gien động vật. Nhờ đó mà nhóm của Giáo sư Hiroshi Nagashima có thể tiến hành nhân bản gien đa thế hệ ở lợn.

Trong trường hợp này, chú lợn mới ra đời tại Đại học Meiji là sản phẩm của bốn thế hệ lợn đều được ra đời bằng phương pháp nhân bản gien. Tức là chú lợn nói trên là kết quả của việc nhân bản gien tế bào lấy từ lợn được ra đời thế hệ một bằng nhân bản gien, thế hệ hai bằng nhân bản gien, thế hệ ba bằng nhân bản gien.

Sau khi đã xét nghiệm kỹ lưỡng, các nhà gien học Nhật Bản khẳng định tế bào của các thế hệ lợn ra đời bằng nhân bản gien này đều không hề bị thoái hóa. Giáo sư Hiroshi Nagashima cho biết, ngoài thành công nhân bản gien nhiều thế hệ ở lợn, nhóm của ông còn thành công trong việc nhân bản gien đa thế hệ ở chuột.

Theo đánh giá của ông Akira Onishi-một nhà gien học làm việc tại Hội đồng Nghiên cứu Nông-Lâm-Ngư trực thuộc Chính phủ Nhật Bản, chú lợn ra đời bằng nhân bản gien thế hệ thứ tư của Đại học Meiji là thành tựu khoa học có ý nghĩa rất lớn, giúp các nhà nghiên cứu khác rất nhiều trong lĩnh vực nhân bản gien động vật.

Mặc dù thành công nói trên của Giáo sư Hiroshi Nagashima  là một bước đột phá lớn không thể phủ nhận nhưng cho đến nay các nhà gien học vẫn phải thừa nhận tỷ lệ thành công vẫn còn khá thấp. Hướng nghiên cứu sắp tới, các nhà gien học Nhật Bản là sẽ tìm cách nhân bản gien đối với các động vật lớn hơn như bò, ngựa đua, v.v.

Đ.P
Theo AP

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.