Lỗ thủng ozone tại Nam Cực lớn lên trong năm qua

Lỗ thủng ozone tại Nam Cực lớn lên trong năm qua
Theo Tổ chức khí tượng học thế giới (WMO), lỗ thủng vào mùa đông ở tầng ozone bên trên Nam Cực cho thấy lớn lên trong năm qua nhưng nhỏ hơn so với năm 2003, thời điểm nó lớn nhất.
Lỗ thủng ozone tại Nam Cực lớn lên trong năm qua ảnh 1

Các chuyên gia về ozone hàng đầu của WMO - tổ chức thuộc Liên hiệp quốc - cho biết sự suy giảm theo mùa của tầng bảo vệ khí quyển, có tác dụng lọc các tia tử ngoại có hại gây ung thư da, có thể trở nên rõ ràng hơn trong tương lai trước khi các vấn đề này giảm bớt.

Sự giảm có quy mô lớn ở tầng ozone, khoảng 15-30km bên trên trái đất, đã khiến cho nhiệt độ vào mỗi mùa đông ở các vùng địa cực, đặc biệt là tại Nam Cực, xuống thấp dẫn đến hình thành các đám mây ở tầng bình lưu giúp cho các phản ứng hóa học gây phá vỡ tầng ozone.

WMO nói rằng các dữ liệu khí tượng học cho thấy mùa đông gần đây nhất đã ấm hơn vào năm 2003 nhưng lại lạnh hơn mùa đông vào năm 2004. Vào tháng 9/2003, lỗ thủng ozone tại khu vực này kéo dài 29 triệu kilomet vuông, phơi sáng vùng cực nam của Nam Mỹ.

WMO cho biết nhiệt độ hiện nay tại khu vực này đã xuống thấp đủ để các đám mây hình thành, điều này ẩn chứa nguy cơ mở rộng kích thước của lỗ thủng ozone, hiện đã phủ 25 triệu kilomet vuông.

Các hóa chất công nghiệp bao gồm clo, brom được cho là đã làm mỏng đi tầng ozone do chúng tấn công vào các phân tử ozone. Hiện có nhiều hóa chất gây hại cho tầng ozone đã bị cấm.

“Chúng tôi vẫn hy vọng lỗ thủng ozone xuất hiện hàng năm chỉ gây ảnh hưởng ít trong vòng 5-10 năm tới, sau đó tình hình này sẽ bắt đầu cải thiện”, Geir Braathen, chuyên gia về ozone của WMO nói.

WMO có 181 nước thành viên, đã đưa ra phân tích của mình căn cứ vào các dữ liệu thu thập từ các vệ tinh nhân tạo, các quan sát từ mặt đất và các khí cầu được phóng vào bầu khí quyển.

MỚI - NÓNG