Loay hoay tìm cách tiêu hủy nước tương “đen”

Loay hoay tìm cách tiêu hủy nước tương “đen”
TP - Theo ông Trần Thế Ngọc, GĐ Sở TN - MT, vấn đề tiêu hủy nước tương là chuyện quá mới mẻ ở TPHCM, lĩnh vực này TP cũng chưa phân công cho đơn vị nào phụ trách…

Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, tính đến nay lượng nước tương có chất gây ung thư 3-MCPD được các cơ sở thu hồi là gần 25.000 chai tương đương khoảng 20.000 lít.

Đó là chưa kể một lượng lớn nước tương tồn kho tại các cơ sở sản xuất chủ yếu thuộc dạng nghi ngờ có 3-MCPD đang chờ xét nghiệm. Trong khi đó, các lô nước tương không liên quan nhưng do người tiêu dùng tẩy chay buộc các cơ sở phải thu hồi lên đến gần 200.000 chai.

Cũng theo đại diện Sở Y tế, số nước tương này mặc dù khả năng có chất 3-MCPD chưa chắc chắn nhưng với thực trạng hiện nay, do không thể đưa ra thị trường tiêu thụ được, không bao lâu nữa hết hạn sử dụng, cũng sẽ phải tiêu hủy.

Như vậy, tổng lượng nước tương cần phải tiêu hủy trên địa bàn TPHCM trong thời gian tới khoảng 90.000 lít. Theo một chuyên gia của Cty cổ phần Môi trường Việt – Úc, chất 3-MCPD là chất bền trong môi trường nước, khó phân hủy sinh học, vì vậy cần có một quy trình xử lý nghiêm ngặt mới có thể phân hủy được.

Do đó, chất 3-MCPD trong nước tương nếu không được xử lý triệt để thì khả năng thẩm thấu vào môi trường là rất lớn, từ đó đi vào thực phẩm như rau, cá…và đi tiếp vào cơ thể con người.

Theo ông Trần Thế Ngọc – GĐ Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT), vấn đề tiêu hủy nước tương là chuyện quá mới mẻ ở TPHCM, lĩnh vực này thành phố cũng chưa phân công cho đơn vị nào phụ trách…

Trong khi các cơ sở sản xuất nước tương đang xem vấn đề này hết sức nhẹ nhàng. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp sản xuất nước tương như Mêkông và Trường Thành đã tiến hành tiêu hủy nước tương thu hồi có chứa chất 3-MCPD theo công nghệ của Viện Sinh học Nhiệt đới.

Trong khi đó, công nghệ này chưa được kiểm định có phân hủy được chất 3-MCPD hay không? Một số doanh nghiệp khác thì tỏ ra lúng túng. Cty Nam Dương đến nay vẫn đang chờ ý kiến của Sở TNMT vì không biết có thể sử dụng hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước tương hay không?

Trong khi đó, vì chờ quá lâu nhưng không được hướng dẫn cách xử lý, nhiều cơ sở đã “tự xử” như tại cơ sở Vĩnh Phước. Đoàn Thanh tra Sở Y tế đã “tá hỏa” khi nghe ông Nguyễn Văn Ninh – chủ cơ sở cho biết đã tự xử lý toàn bộ nước tương nhiễm 3-MCPD bằng cách… đổ trực tiếp xuống cống. Dù xác định chủ cơ sở này sai phạm nhưng sự việc đã rồi, đoàn kiểm tra chỉ còn cách… lập biên bản! 

Xử lý bằng công  nghệ: Quá đắt!

Cty cổ phần môi trường Việt Úc - doanh nghiệp  chuyên  xử lý các chất thải độc hại, có nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh đã giới thiệu hai công nghệ xử lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp, có thể xử lý triệt để được chất 3-MCPD.

Công nghệ xử lý thủy phân bằng cách: Nước tương được pha loãng, tiếp đến trung hòa độ PH, sau đó xử lý bằng vi sinh vật…

Cuối cùng chất 3-MCPD được ôxy hóa để tạo ra các chất vô hại cho môi trường. Tuy nhiên, giá thành xử lý một lít nước tương là 3.200 đồng. Hiện tại, năng lực xử lý của doanh nghiệp là khoảng từ 10 đến 20 m3/ ngày.

Công nghệ xử lý đốt: Nước tương được chưng cất để bay hết hơi nước, chỉ còn lại từ 10% - 12% trọng lượng, sau đó trộn lượng nước tương đã được cô đặc với mạt cưa và đưa vào lò đốt 2 cấp có nhiệt độ 1.200oC. Công nghệ này có thể xử lý triệt để chất 3-MCPD nhưng giá thành để xử lý một lít nước tương lên đến 4.700 đồng, năng lực xử lý chỉ đạt từ 4m3 đến 5m3 nước tương/ngày.

Các cơ quan chức năng TPHCM thống nhất chọn phương án xử lý đốt với toàn bộ lượng nước tương bị thu hồi. Mặc dù vậy, một số nhà khoa học lo ngại, xử lý nước tương bằng công nghệ đốt nếu không kiểm soát chặt chẽ có thể tạo ra những chất độc hại như dioxin, furan…, nguy hiểm hơn cả 3-MCPD.

Tuy nhiên, do sự việc không thể kéo dài vì nguy cơ ô nhiễm môi trường, ngày 13/6, Sở TNMT đã kiến nghị UBND TPHCM xem xét, chấp thuận phương án hai. Đồng thời kiến nghị ngân sách thành phố hỗ trợ chi phí tiêu hủy. Riêng chi phí thu gom, vận chuyển nước tương cần tiêu hủy đến nơi tập trung do cơ sở sản xuất tự chi trả, và sự việc vẫn đang chờ. 

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.