Lượng hoá chất bảo vệ thực vật khó phân hủy ở Việt Nam giảm

Lượng hoá chất bảo vệ thực vật khó phân hủy ở Việt Nam giảm
Các nhà khoa học tại hội nghị quốc tế về môi trường vừa diễn ra hôm qua ở Hà Nội cho biết lượng hoá chất bảo vệ thực vật khó phân huỷ (POPs) ở Việt Nam tồn lưu không nhiều và có xu hướng ngày càng giảm.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Lâm, Cục Bảo vệ môi trường, các nguồn phát thải POPs chính ở Việt Nam chủ yếu là các chất bảo vệ thực vật POPs theo con đường nhập lậu hoặc tồn lưu tại các kho (13.245kg dạng bột và 42 lít dạng lỏng), các chất PCBs sử dụng trong các máy biến thế, tụ điện (16% thiết bị điện bị điều tra nghi ngờ có chứa PCBs với lượng dầu nghi ngờ nhiễm PCBs là 2.056 tấn), và một số điểm tồn lưu hoá chất sau chiến tranh, v.v...

“Tuy nhiên trong số các POPs ở Việt Nam, tác hại của dioxin do người Mỹ rải xuống Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người ở Việt Nam là rất nặng nề”, TS Lê Kế Sơn nói tại Hội thảo “Thực hiện Công ước Stockhom- Các bài học kinh nghiệm quốc tế” tổ chức ở Hà Nội từ 4-8/4/2005. 

MỚI - NÓNG