Mô phỏng 3D chống tội phạm và tai nạn

Mô phỏng 3D chống tội phạm và tai nạn
Hàng ngày cảnh sát tại Thụy Sĩ phân tích tình hình tội phạm, tai nạn và hỏa hoạn bằng công nghệ kỹ thuật quét tối tân nhất và các kỹ thuật để tập hợp các sự kiện trong một mô hình CAD.

Bản phân tích giúp các nhà điều tra dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu chính xác chuyện gì đã xảy ra và trách nhiệm thuộc về ai. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với cảnh sát tại Anh và phần còn lại của châu Âu giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, phòng ngừa những chuyện không tốt có thể xảy ra.

Dịch vụ Khoa học pháp lý và Dịch vụ Báo cáo tai nạn kỹ thuật trực thuộc lực lượng cảnh sát thành phố Zurich sử dụng phép quan trắc, máy quét laser 3D và Autodesk 3ds Max. Đối với các vụ tai nạn giao thông, cảnh sát  Zurich sử dụng một máy đo quang học linh hoạt với chức năng cơ bản là quét môi trường và tái tạo gần như toàn bộ trong môi trường 3D. Được chế tạo bởi một chuyên gia đo lường người Đức, máy quét Atos được sử dụng để kết hợp với máy quét laser do Leica chế tạo để thu thập thông tin và các chi tiết tại hiện trường.

Mô hình bề mặt dưới dạng lưới 3D của máy quét được tích hợp vào 3ds Max dưới dạng dữ liệu Mô tả và Đặc tính kỹ thuật (Specification and Description Language - SDL). Marcel Braun - Trưởng nhóm hệ thống đo lường đặc biệt của cảnh sát Zurich - cho biết: “Đối với chúng tôi việc sử dụng 3ds Max là công cụ hiệu quả và là cách thức đơn giản nhất để tìm hiểu chính xác chuyện gì đã xảy ra. Đó không chỉ đơn thuần là hình ảnh hóa các sự kiện mà là tạo ra các phối cảnh để kiểm tra và cho phép thử nghiệm từng tình huống khác nhau.”

Ở khu vực các nước Đại Tây Dương, J2 Engineering sử dụng mô hình hiện trường với AutoCAD trong việc điều tra. Vào năm 2004, mô hình này đã chứng minh được một chiếc Chevrolet Balzer đã đâm vào một xe cảnh sát với vận tốc thực tế là 132 km/h chứ không phải là 96 km/h như lời khai của tài xế.

Một trung tâm hàng đầu thế giới về kỹ thuật hình sự là phòng thí nghiệm Knott tại Denver, Colorado. Tại đây, kỹ thuật CAD được áp dụng để phân tích vụ tai nạn dẫn đến cái chết của Công nương Diana và đi đến kết luận rằng nếu trong đường hầm có trang bị lan can thì đã không ai phải thiệt mạng trong vụ tai nạn đó. Nhưng thậm chí khi không có lan can an toàn đó thì Công nương Diana vẫn có thể đã không sao nếu thắt dây an toàn.

Quay trở lại Thụy Sĩ, phương pháp quan trắc với sự hỗ trợ của CAD 3D được sử dụng để chứng minh nạn nhân của một vụ án mạng trên thực tế bị sát hại bởi một chiếc cờ lê chứ không phải bởi một chiếc búa như dự đoán ban đầu. Các dấu vết đã được quét từ khắp nơi trên toàn thế giới để giúp các nhà điều tra dễ dàng hơn trong việc tìm ra thủ phạm phù hợp với dấu vết. Là một trong những phương pháp phổ biến và hữu dụng nhất là những ứng dụng pháp y của CAD và ảo hóa hiện thực nhằm tái hiện lại hiện trường tội phạm để có thể xem xét bằng chứng nào thật sự có thể nhìn thấy được khi phản biện những gì họ nghĩ và nói về những gì họ thấy.

Tái hiện pháp y

Một dự án mang tên Virtopsy đang được thực hiện bởi Học viện Pháp y thuộc đại học Berne. Dự án này phát triển các công nghệ và kĩ thuật nhằm giảm thiểu việc sử dụng phương pháp khám nghiệm tử thi.

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như máy quét CT và MRI, phép quang trắc và kĩ thuật đo lường quang học 3D, các kết quả điều tra sẽ được thể hiện một cách chính xác và đáng tin cậy cho phép tái hiện lại chính xác hiện trường của các vụ án.Một trong những kĩ thuật mà dự án hướng tới đó là tăng cường việc sử dụng MR-Quang phổ học để ước lượng, ví dụ như thời điểm của án mạng.

Dự án đa ngành này bao gồm khoa học pháp lý, chẩn đoán hình ảnh, quang phổ cộng hưởng từ tính, khoa học điện toán và toán tin cũng như cơ sinh.

MỚI - NÓNG