Mobile - Ví tiền di động

Mobile - Ví tiền di động
(TPO) Hơn 70 triệu khách hàng thuộc 6 nhà phân phối điện thoại di động ở châu Âu sẽ có thể trả những vật dụng có giá trị dưới 10 euro bằng điện thoại của họ vào cuối năm nay.

Một ngày nào đó, bạn sẽ có thể ra khỏi nhà mà không cần mang theo ví. Một phương thức thanh toán mới sử dụng điện thoại di động đã bắt đầu xuất hiện.

Simpay, một chiến lược thanh toán mới sử dụng mobile đã rất được sự ủng hộ của Vodafone, T-mobile, Orange, Telefonica, Proximus và Amena. Hơn 70 triệu khách hàng thuộc 6 nhà phân phối điện thoại di động ở châu Âu sẽ có thể trả những vật dụng có giá trị dưới 10 euro bằng điện thoại của họ vào cuối năm nay.

Những cuộc thử nghiệm đã được tiến hành khá thành công ở Tây Ban Nha và những khách hàng của Vodafone, Telefonica và Amena sẽ là những người đầu tiên sử dụng dịch vụ này trong mùa hè tới.

Ông Guy Laurence - Giám đốc maketing của Vodafone - phát biểu: “Chúng tôi đã theo đuổi kế hoạch này trong một thời gian dài và đây là chính là thời điểm quyết định”.

Shopping

Người phát ngôn của tập đoàn Orange (Pháp) cho biết:”Bất kỳ một thương gia nào muốn sử dụng dịch vụ này chỉ cần đăng ký với một thành viên của Simpay ở một nước nào đó. Sau đó, bất cứ khách hàng nào thuộc 1 trong 6 nhà cung cấp trên đều có thể sử dụng dịch vụ này tại cửa hàng đã đăng ký”.

Bà tin tưởng rằng, điều này sẽ tạo sự thuận lợi hơn nhiều so với việc trả bằng thẻ tín dụng.

Theo một cuộc nghiên cứu của học viện Quản lý Judge, “Thanh toán qua điện thoại ngày càng phổ biến và 34% số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng thanh toán các hoá đơn shopping đi cùng với hoá đơn điện thoại”.

Vòng quanh thế giới

Tây Ban Nha sẽ là nước đầu tiên sử dụng Simpay, dịch vụ này sẽ nhanh chóng có mặt ở Anh và Bỉ vào quý IV năm nay.

Simpay hy vọng sẽ khiến cho nền công nghiệp di động tạo thêm được 1 tỷ euro cho các hợp đồng mua bán vào năm 2007.

Thanh toán trên di động ở Nhật là một ví dụ tương lai cho các nước phương Tây. Với chip Edy, bạn có thể thanh toán vé xem phim, cà phê và shopping cuối tuần với tổng giá trị khoảng 50.000 yên (250 bảng). Chiếc điện thoại này thanh toán qua một hệ thống điện tử đặc biệt và chỉ hoạt động khi nhận dạng ra dấu vân tay của chủ nhân.

Cty xe lửa Nhật Bản hiện đang sử dụng smartcard Suica cho phép khách hàng thanh toán vé tàu qua mobile. Những Cty khác cũng hy vọng sẽ thu hút ít nhất 1 triệu khách hàng sử dụng mobile thanh toán vé tàu và hoá đơn nhà hàng, tiệm ăn vào năm tới.

Tài chính và viễn thông sẽ hoà làm một

Ở Hàn Quốc, dịch vụ Moneta của SK Telecom có kết hợp việc thanh toán qua mobile với những dịch vụ ngân hàng khác đã thu hút hơn 1 triệu khách hàng. Giám đốc điều hành Cty, ông Shin-Bae, nhận định: “Trong tương lai, tài chính và viễn thông sẽ hoà làm một”

Thanh toán qua mobile cũng ghi được những tín hiệu khả quan từ Phillipines. Một dịch vụ cho phép mọi người chuyển tiền qua tin nhắn SMS đã thu hút được 200.000 người sử dụng và đạt được giải thưởng ở hội chợ GSM – Cannes vào tháng 2 vừa qua.

Dịch vụ G-Cash của Globe Telecom Phillippines cho phép người sử dụng chuyển tiền giữa các máy di động, mua hàng hoá và dịch vụ hay thậm chí thanh toán nợ.

Ở Mỹ, dịch vụ MobileLine của Cty Vayusa hỗ trợ người mất ví tiền hay hết tiền thanh toán hoá đơn taxi hay tiền mua hoa tươi bằng mobile của họ.

Nguy cơ tiềm ẩn

Phương thức thanh toán mới này hiển nhiên sẽ đem lại sự thuận tiện cho tất cả những người sử dụng nó. Bạn sẽ hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ Simcard này để mua những vật dụng nhỏ bằng chiếc mobile của mình. Thanh toán qua mobile dường như sẽ “cất cánh” bởi đây là một phương thức thanh toán tiện lợi mà không cần phải viện đến tiền mặt.

Nhưng cũng có một vài điều cần phải cân nhắc trong việc “tậu” những vật dụng lớn. Con người vốn đã quá phụ thuộc vào mobile và việc thanh toán này sẽ khiến sự phụ thuộc này trở nên mạnh hơn nữa.

Nhận dạng vân tay không hẳn là một vấn đề về bảo mật bởi khi giả sử như một tên trộm có trong tay một chiếc điện thoại di động ăn cắp cũng không thể nào có được dấu vân tay của chủ nhân để sử dụng dịch vụ thanh toán này.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.