Ơ-rê-ka...! Những phát minh tình cờ

Ơ-rê-ka...! Những phát minh tình cờ
TPO - Lịch sử luôn tràn ngập những phát minh tình cờ làm thay đổi cuộc sống của cả thế giới, dưới đây là một trong những phát minh đó.

1. Lò vi sóng

Ơ-rê-ka...! Những phát minh tình cờ ảnh 1

Năm 1946, Percy Spencer một kỹ sư nghiên cứu về ra-đa, đang thử nghiệm ống chân không Manhêtron, một chuyện không bình thường đã xảy ra, thanh kẹo để trong túi áo của ông bỗng tan chảy.

Nhà khoa học liền đặt những hạt ngô, rồi trứng gà ở gần cái ống đó và ông quan sát. Thật kì lạ! Những hạt ngô nổ lép bép, còn lòng đỏ trứng gà thì phồng rộp lên.

Spencer nhận ra rằng sự tập trung với mật độ dày đặc của các tia vi sóng tạo nên một nguồn năng lượng lớn, có thể nấu chín thức ăn một cách nhanh chóng.

Một năm sau đó ông đã cho ra đời chiếc lò vi sóng đầu tiên, các kiểu dáng nhỏ hơn được thiết kế sản xuất sau này, cách mạng hoá các phương tiện nấu ăn.

2. Van tim nhân tạo

Ơ-rê-ka...! Những phát minh tình cờ ảnh 2

David Saucier là một chuyên gia của Nasa, nghiên cứu về những chiếc bơm năng lượng trong động cơ tên lửa những năm 80. Trong khi đang phục hồi sau một ca phẫu thuật tim do bác sỹ Michael DeBakey phụ trách, ông nảy ra ý nghĩ sử dụng kĩ thuật trong bơm để tạo ra một chiếc van tim cho các bệnh nhân.

Saucier đã trình bày ý kiến này với các nhà vật lý của trường Đại học Y Baylor. Trong hai thập kỉ, NASA và bác sỹ DeBakey đã làm việc miệt mài và cho ra đời chiếc van tim màu hồng hình dáng giống như một cục tẩy cắt xiên góc, có thể giúp cho người bệnh sống được 2 năm trở lên trong khi chờ được cấy ghép tim.

3. Internet

Ơ-rê-ka...! Những phát minh tình cờ ảnh 3

Sau khi Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên Sputnik I vào không gian năm 1957, vượt qua Mỹ trong lĩnh vực vũ trụ, bộ quốc phòng Mỹ đã thành lập Trung tâm dự án nghiên cứu tiên tiến để tạo ra động lực thúc đẩy phát minh, sáng tạo.

Một chuyên gia là Joseph Licklider đã tìm ra cách để bảo vệ Mỹ chống lại các vụ tấn công nguyên tử từ trên không, và ông tin tưởng rằng mạng lưới thông tin là chìa khoá cho dự án này.

Mạng thông tin đầu tiên được sử dụng vào tháng 10 năm 1969 tại trường Đại học California. Đến năm 1990, Tổ chức Khoa học Quốc gia Mỹ đã mở rộng hệ thống mạng này để nối kết các trường đại học với nhau. Và hệ thống này được sử dụng rộng rãi trong đời sống từ năm 1992.

Trần Ánh Phượng 
Theo Timeasia.com

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.