Phần mềm nhận dạng khủng bố trên Internet

Phần mềm nhận dạng khủng bố trên Internet
Tại Đại học Arizona, Mỹ, các nhà khoa học đã chuyển thể một phần mềm phân tích văn chương thành một công cụ thám sát hàng triệu trang web bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và xác định được những dấu hiệu bất thường liên quan tới khủng bố.

Mặc dù việc giấu tên là một nguyên tắc không thể thiếu trong phần lớn các thư điện tử và hình ảnh được đăng tải trên mạng internet, tuy nhiên, tác giả của chúng vẫn luôn để lại những dấu vết chẳng hạn như lời chào, từ ngữ được sử dụng, cách chấm câu, cú pháp hay cách thức mà người viết luôn mã hóa mối quan hệ của họ với các bài viết khác trong cùng một trang web hoặc ở các trang web khác nhau.

Đó là những dấu hiệu mà quản lý trưởng dự án Dark Web (web đen), Giám đốc Tổ chức nghiên cứu trí thông minh nhân tạo Mỹ, Hsinchun Chen luôn muốn tìm kiếm và nghiên cứu.

Bằng cách truy cập vào tất cả các trang web và diễn đàn trao đổi của những phần tử Hồi giáo cực đoan bằng phần mềm Writeprint, Hsinchun Chen hy vọng có thể nhận dạng được những phần tử khủng bố điển hình nhất hoặc những kẻ có sức ảnh hưởng nhất trong cái mà ông gọi là “trường đại học trên mạng của tổ chức Al-Qaeda”.

Ông Chen khẳng định: “Phần mềm của chúng tôi không nhằm xác định những cá nhân bên ngoài thế giới ảo vì điều đó là vi phạm quyền tự do cá nhân.

Công việc đó đã có các cơ quan an ninh, tình báo của chính phủ lo. Công cụ của chúng tôi sẽ giúp họ xác định và nhận dạng những tên cầm đầu của một phong trào cực đoan đang hình thành và dần trở thành mối nguy hiểm lớn đối với vấn đề an ninh chung”.

Mặc dù không tiết lộ đích danh nhưng Giáo sư Chen cũng cho biết, hiện đang có một số tổ chức an ninh nước ngoài đang sử dụng phần mềm nhận dạng do nhóm của ông phát triển.

Giáo sư Chen cho biết hiện nay trên toàn thế giới không có bất cứ một phần mềm nhận dạng các phần tử khủng bố qua mạng internet nào hoạt động hiệu quả bằng công cụ do nhóm của ông ở Laboratoire national Pacific Northwest, Richland, bang Washington, nghiên cứu và phát triển.

Greg Koller, phát ngôn viên của tổ chức nghiên cứu này cho biết, chương trình nhận dạng trên sẽ giúp giới chức an ninh đưa ra quyết định nhanh và chính xác hơn bao giờ hết.

Quỹ vì khoa học của Mỹ (NSF) đã chi 1,3 triệu USD cho nhóm nghiên cứu của Giáo sư Chen. Đổi lại, nhóm của ông phải đảm bảo được việc nhận dạng chính xác những kẻ chế tạo bom, những xu hướng và chủ đề tranh luận của những phần tử khủng bố trên các diễn đàn cũng như dõi theo bước đi của quân đội Mỹ hay tìm hiểu những chiến thuật của bọn khủng bố.

Phần mềm Writeprint, ban đầu được sử dụng để chứng thực các tác phẩm của nhà văn William Shakespeare, sử dụng 480 yếu tố nhận dạng “có thể cho kết quả chính xác tới 95%”, Giáo sư Hsinchun Chen khẳng định.

“Điều đó làm tăng khả năng và độ nhanh nhạy trong thu thập và phân tích dữ liệu - công việc mang tính quyết định trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố vì nó giúp xác định được nguồn gốc của trang web cũng như những chân rết mà nó phát triển” - Dale Watson, cựu đội trưởng đội chống khủng bố của FBI, Mỹ, nhận xét.

Một số diễn đàn tranh luận của các phần tử cực đoan có tới gần 70.000 thành viên và hàng triệu bức thông điệp được đưa lên mạng mỗi ngày. Phần lớn các dữ liệu này được viết bằng tiếp Arập, nhưng cũng có khá nhiều trang diễn đàn xuất hiện từ năm 2005 đến nay và bằng tiếng Hoa, Pháp hoặc Tây Ban Nha.

“Việc chọn lọc thủ công giữa một rừng thông tin rất tốn thời gian và công sức. Thậm chí phát hiện được âm mưu của những kẻ khủng bố khi chúng bàn luận trên mạng thì đã quá muộn, mọi việc đã đâu vào đó rồi. Do vậy, việc tự động hóa chọn lọc thông tin bằng công cụ Writeprint là hết sức cần thiết” - Evan Kohlmann, chuyên gia về điều tra khủng bố qua mạng của FBI, nhận xét.

Tuy nhiên, một số chuyên gia về tin học vẫn tỏ ra thận trọng. “Để vượt qua được thử thách đơn thuần của khoa học, các kỹ thuật và phương pháp được phát triển kiểu như Writeprint cần có tính ứng dụng vào thế giới thực của cuộc chiến chống khủng bố” - Ben Venzke, Giám đốc IntelCenter, một công ty tư nhân chuyên nghiên cứu các nhóm khủng bố cho các tổ chức tình báo, nhận định.

Phần mềm nhận dạng khủng bố trên Internet ảnh 1
Biểu đồ phân tích nhận dạng chủ nhân của những thông tin khủng bố.

Về vấn đề này, Gabriel Weimann, chuyên viên chống khủng bố thuộc Đại học quốc tế Haifa, Israel, cũng tỏ ra hoài nghi: “Tôi không quá tin tưởng và ủng hộ việc thám sát tin học kiểu này”

Greg Koller, phát ngôn viên của tổ chức nghiên cứu này cho biết, chương trình nhận dạng trên sẽ giúp giới chức an ninh đưa ra quyết định nhanh và chính xác hơn bao giờ hết.

Quỹ vì khoa học của Mỹ (NSF) đã chi 1,3 triệu USD cho nhóm nghiên cứu của Giáo sư Chen. Đổi lại, nhóm của ông phải đảm bảo được việc nhận dạng chính xác những kẻ chế tạo bom, những xu hướng và chủ đề tranh luận của những phần tử khủng bố trên các diễn đàn cũng như dõi theo bước đi của quân đội Mỹ hay tìm hiểu những chiến thuật của bọn khủng bố.

Phần mềm Writeprint, ban đầu được sử dụng để chứng thực các tác phẩm của nhà văn William Shakespeare, sử dụng 480 yếu tố nhận dạng “có thể cho kết quả chính xác tới 95%”, Giáo sư Hsinchun Chen khẳng định.

“Điều đó làm tăng khả năng và độ nhanh nhạy trong thu thập và phân tích dữ liệu - công việc mang tính quyết định trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố vì nó giúp xác định được nguồn gốc của trang web cũng như những chân rết mà nó phát triển” - Dale Watson, cựu đội trưởng đội chống khủng bố của FBI, Mỹ, nhận xét.

Một số diễn đàn tranh luận của các phần tử cực đoan có tới gần 70.000 thành viên và hàng triệu bức thông điệp được đưa lên mạng mỗi ngày. Phần lớn các dữ liệu này được viết bằng tiếp Arập, nhưng cũng có khá nhiều trang diễn đàn xuất hiện từ năm 2005 đến nay và bằng tiếng Hoa, Pháp hoặc Tây Ban Nha.

“Việc chọn lọc thủ công giữa một rừng thông tin rất tốn thời gian và công sức. Thậm chí phát hiện được âm mưu của những kẻ khủng bố khi chúng bàn luận trên mạng thì đã quá muộn, mọi việc đã đâu vào đó rồi. Do vậy, việc tự động hóa chọn lọc thông tin bằng công cụ Writeprint là hết sức cần thiết” - Evan Kohlmann, chuyên gia về điều tra khủng bố qua mạng của FBI, nhận xét.

Tuy nhiên, một số chuyên gia về tin học vẫn tỏ ra thận trọng. “Để vượt qua được thử thách đơn thuần của khoa học, các kỹ thuật và phương pháp được phát triển kiểu như Writeprint cần có tính ứng dụng vào thế giới thực của cuộc chiến chống khủng bố” - Ben Venzke, Giám đốc IntelCenter, một công ty tư nhân chuyên nghiên cứu các nhóm khủng bố cho các tổ chức tình báo, nhận định.

Về vấn đề này, Gabriel Weimann, chuyên viên chống khủng bố thuộc Đại học quốc tế Haifa, Israel, cũng tỏ ra hoài nghi: “Tôi không quá tin tưởng và ủng hộ việc thám sát tin học kiểu này”

Theo Công an nhân dân

MỚI - NÓNG