Phát hiện đĩa bụi khổng lồ 25 triệu năm trong vũ trụ

Phát hiện đĩa bụi khổng lồ 25 triệu năm trong vũ trụ
Các nhà thiên văn Đại học Harvard (Mỹ) đã phát hiện đĩa bụi khổng lồ đang quay quanh quỹ đạo của 2 ngôi sao lùn đỏ trong vũ trụ cách trái đất 350 triệu năm ánh sáng.
Phát hiện đĩa bụi khổng lồ 25 triệu năm trong vũ trụ ảnh 1
Các đĩa bụi thường biến thành các hành tinh trong khoảng vài triệu năm.

Điều bất ngờ là đĩa bụi này đã 25 triệu năm tuổi nhưng không hình thành các hành tinh, một ngoại lệ so với quy luật hình thành các thiên hà trong vũ trụ.

Các đĩa bụi tiền hành tinh trong vũ trụ thường biến thành các hành tinh trong khoảng vài triệu năm, trong khi đĩa bụi mới này tuy đã 25 triệu năm tuổi nhưng không hề có dấu hiệu đặc lại thành các hành tinh quanh 2 ngôi sao lùn đỏ.

Các nhà thiên văn thế giới vẫn chưa tìm ra được câu trả lời cho hiện tượng bất thường này của vũ trụ. Nhiều nhà khoa học hướng nghiên cứu vào lực hấp dẫn đặc biệt của 2 ngôi sao lùn đỏ và tìm các đĩa bụi tương tự để có thể lý giải các điều kiện hình thành hoặc không thể hình thành các hành tinh trong vũ trụ.

MỚI - NÓNG