Phát hiện hơn 1.000 loài mới tại tiểu vùng sông Mekong

Phát hiện hơn 1.000 loài mới tại tiểu vùng sông Mekong
TP - Hơn một nghìn loài mới đã  được phát hiện tại khu vực sông Mekong mở rộng tại Đông Nam Á trong một thập kỷ vừa qua. WWF cho biết, trong một công bố ngày 16/12.

Trong khoảng 1.068 loài vừa được tìm thấy từ năm 1997 đến 2007, có loài nhện huntsman lớn nhất thế giới với sải chân lên đến 30 centimet và loài rết hồng tiết xyanua sặc sỡ.

Trong khi hầu hết các loài được phát hiện trong các cánh rừng rộng lớn và vùng đất ngập nước chưa được khai phá. Một vài loài khác lần đầu tiên được tìm thấy tại những địa điểm khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Loài chuột đá Lào, được cho rằng đã tuyệt chủng 11 triệu năm trước, đã được các nhà khoa học phát hiện tại một khu chợ thực phẩm địa phương, trong khi đó loài rắn pitviper tại bán đảo Thái Lan được tìm thấy đang trượt qua xà nhà của một nhà hàng tại Vườn Quốc gia Khao Yai, Thái Lan.

Các loài được phát hiện, được nêu bật trong báo cáo này, bao gồm 519 loài thực vật, 279 loài cá, 88 loài ếch, 88 loài nhện, 46 loài thằn lằn, 22 loài rắn, 15 loài có vú, 4 loài chim, 4 loài rùa, 2 loài kỳ nhông, và một loài cóc.

Khu vực này có 6 quốc gia cùng chung dòng chảy của sông Mekong bao gồm Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, và tỉnh Yunnan phía Nam Trung Quốc. Hàng nghìn loài động vật không xương sống được tìm thấy trong thời gian vừa qua, càng khẳng định thêm sự đa dạng sinh học vốn có của khu vực này.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.