Phát hiện Trái đất thứ 2 trong Hệ mặt trời mới?

Phát hiện Trái đất thứ 2 trong Hệ mặt trời mới?
Các nhà khoa học Mỹ cho biết họ vừa phát hiện một Hệ mặt trời mới có thể chứa hành tinh giống Trái đất, được cho là có các điều kiện cần cho sự sống.
Phát hiện Trái đất thứ 2 trong Hệ mặt trời mới? ảnh 1

Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Colorado trong khi mô phỏng trên các siêu máy tính 4 Hệ mặt trời gần nhau, có chứa các hành tinh lớn, có kích thước cỡ sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời của chúng ta - đã phát hiện một Hệ mặt trời có một hành tinh giống Trái đất, được cho là có các điều kiện cần cho sự sống.

Hệ mặt trời thứ hai có một vành đai với các vật thể bằng đá có kích thước cỡ sao Hỏa hoặc nhỏ hơn. Hai Hệ mặt trời còn lại không có các điều kiện thích hợp để hình thành một hành tinh có kích thước như Trái đất.

Các chuyên gia nói hai Hệ mặt trời này ở cách Trái đất khoảng 250 triệu năm ánh sáng. Mỗi Hệ mặt trời có chứa ít nhất 2 hành tinh lớn có kích thước cỡ sao Mộc.

Nhà khoa học Sean Raymond cho biết đối với mỗi Hệ mặt trời, họ đã thực hiện 10 mô phỏng máy tính. Họ đặt các hành tinh nhỏ ở giai đoạn đầu của việc hình thành  vào một Hệ mặt trời để nghiên cứu xem chúng có thể kết hợp với các vật liệu khác để  trở thành một hành tinh thực sự có kích thước như Trái đất hay không.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có một hành tinh có thể ở được, một hành tinh với khối lượng, nhiệt độ và nước tương tự Trái đất, có thể hình thành ở một trong các hệ hành tinh đã được phát hiện”, Rory Barnes, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

Những điều kiện hình thành các hành tinh ở Hệ mặt trời mới này có thể ổn định tới 100 triệu năm, thời gian cần thiết để các hành tinh phôi thai thu nhận vật chất và phát triển dần lên thành những hành tinh cỡ sao Hỏa hoặc Trái đất.

Theo Tường Vy
Tuổi Trẻ/Space Daily, AHN

MỚI - NÓNG