Sáng nay, Ấn Độ phóng tàu thám hiểm lên Mặt Trăng

Sáng nay, Ấn Độ phóng tàu thám hiểm lên Mặt Trăng
TPO - Ấn Độ sẽ phóng tàu thám hiểm mặt trăng không người lái đầu tiên vào sáng nay, 22/10. Qua sự kiện này, Ấn Độ muốn chứng tỏ trình độ phát triển khoa học và ghi tên vào danh sách trên thị trường kinh doanh không gian toàn cầu.
Sáng nay, Ấn Độ phóng tàu thám hiểm lên Mặt Trăng ảnh 1
Tàu Chandrayaan-1 đã sẵn sàng trên bệ phóng

Tàu Chandrayaan-1 (xe tự hành Mặt Trăng), được Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) nghiên cứu và chế tạo, sẽ được phóng lên không gian tại trung tâm vũ trụ ở miền Nam Ấn Độ vào buổi sáng sớm nay và sẽ bay vào qũy đạo Mặt Trăng sau 16 giờ bay.

“Lần đầu tiên, chúng tôi sẽ lên Mặt Trăng. Trung Quốc đã đi trước chúng tôi, nhưng hôm nay chúng tôi cố gắng bám đuổi họ và sẽ thu hẹp khoảng cách với họ.” – TS Bhaskar Narayan, Giám đốc chương trình nghiên cứu của ISRO nói.

“Ấn Độ muốn thế giới thấy rằng chúng tôi có thể cạnh tranh trên không gian” - Amulya Ganguli, nhà phân tích chính trị nói. “Chúng tôi không muốn tụt hậu so với những cường quốc như Mỹ, Nga và Trung Quốc trong chiến lược chinh phục không gian”.

Trong khi đó, ISRO khẳng định việc phóng tàu Chandrayaan-1 không chỉ là niềm tự hào của quốc gia mà nó còn mang lại giá trị về mặt khoa học. Mục tiêu của chuyến thám hiểm lần này là tìm Heli 3, một chất đồng vị rất hiếm trên trái đất nhưng, theo một số nhà khoa học, nó có thể là nguồn năng lượng quý giá trong tương lai.

Các nhà khoa học thuộc ISRO tin rằng Heli 3 có thể tìm thấy nhiều hơn trên Mặt Trăng, nhưng rất khó chiết ra. Tàu thám hiểm còn có nhiệm vụ tiến hành điều tra chi tiết bề mặt Mặt Trăng để tìm kiếm kim loại và nước.

Dự án này có trị giá 79 triệu USD, thấp hơn nhiều so với trị giá dự án của Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành năm 2007.

Vào tháng Tư vừa qua, Ấn Độ đã phóng 10 vệ tinh nhân tạo lên qũy đạo chỉ với 1 tên lửa đẩy. ISRO cho hay nước này sẽ tiếp tục phóng vệ tinh lên không gian và phóng tiếp tàu thám hiểm lên Sao Hoả trong vòng 4 năm nữa.

ISRO đang hợp tác với nhiều quốc gia, trong đó có Israel trong một dự án đưa kính viễn vọng dùng tia cực tím vào vệ tinh trong vòng 1 năm. ISRO cũng đang chế tạo vệ tinh dự báo thời tiết cùng với Pháp, hợp tác với Nhật Bản trong dự án kiểm soát thiên tai từ không gian và chế tạo bệ phóng tên lửa mang vệ tinh lớn để kịp phục vụ phóng những vệ tinh lớn hơn vào năm 2010.

H.H
Theo Reuters

MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).