Tan băng ở Bắc Cực - Thực sự sốc

Tan băng ở Bắc Cực - Thực sự sốc
TP - "Tôi bị sốc, thực sự sốc", Katey Walter, nhà sinh thái học tại Đại học Alaska ở Fairbanks (Mỹ), vừa viết trên tạp chí điện tử Newsscientist.com về hiện tượng tan băng ở Bắc Cực mà bà và đồng nghiệp vừa thực hiện quan sát đầu năm nay.
Tan băng ở Bắc Cực - Thực sự sốc ảnh 1
Băng trên biển tan chảy mỗi mùa hè tăng đáng kể

"Tôi ở Siberia một vài tuần trước. Tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang tan nhanh trên khắp Bắc Cực, tạo nên hồ ở khắp nơi và khí methane (mê tan) đang nổi bóng thoát ra khỏi hồ".

Trở lại năm 2006, trong một bài báo đăng trên Nature,  tác giả Walter cảnh báo rằng khi tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia tan chảy, phát thải khí methane tăng có thể làm tăng biến đổi khí hậu. Nhưng bà không ngờ rằng sự thay đổi lại diễn ra nhanh như vậy. 

"Các hồ ở Siberia rộng gấp năm lần so với lúc chúng tôi đo  năm 2006. Điều này chưa từng xảy ra. Đây là vấn đề toàn cầu và, theo quán tính, sự tan chảy của tầng băng vĩnh cửu đang tăng".

Không có băng vào mùa hè

Những thay đổi đột ngột ở Bắc Băng Dương thường xuyên được đưa tin trong suốt hai năm qua. Băng trên biển tan chảy mỗi mùa hè tăng đáng kể, và một số nhà khoa học dự đoán rằng chỉ tới năm 2030, sẽ không còn băng vào mùa hè ở Bắc Cực nữa.

Một Bắc Cực ấm hơn sẽ làm thay đổi toàn bộ hành tinh, với hậu quả vô cùng thảm khốc.

Chẳng hạn những thay đổi trong dòng chảy của đại dương có thể ảnh hưởng tới đới gió mùa châu Á, và gần hai tỷ người sống dựa vào mưa gió mùa để trồng lương thực.

(xin xem tiếp trên Tiền Phong số ra thứ Năm tuần sau)

Thu Hương
Theo Newsscientist.com

MỚI - NÓNG