Tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất

Tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất
TP - Một nhà thiên văn học Mỹ lại vừa làm sống lại không khí đi tìm nền văn minh ngoài Trái đất khi bà cho công bố danh sách các chòm sao có tiềm năng lớn nhất tìm thấy người ngoài hành tinh (ET).
Tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất ảnh 1
Không phải tất cả trong số hàng tỷ ngôi sao đều được khảo cứu

Một trong những cơ sở để liệt kê danh sách này là, theo Margaret Turnbull ở Học viện Carnegie, Washington DC, độ tuổi của sao và số lượng nguyên tố sắt có trong bầu khí quyển.

Chẳng hạn các ngôi sao được lựa chọn phải có ít nhất ba tỷ năm tuổi, đủ dài để các hành tinh hình thành cũng như để sự sống phức tạp sinh thành và nảy nở. Và hàm lượng nguyên tố sắt trong khí quyển của ngôi sao cũng phải chiếm ít nhất 50% để có thể trở thành mặt trời tạo nên sự sống như ở Trái đất chúng ta.

Theo các nhà khoa học, nếu hàm lượng sắt trong khí quyển ngôi sao thấp, lượng kim loại nặng sẽ không đủ để dẫn đến hình thành hành tinh.

Đứng đầu danh sách các địa chỉ đi tìm nền văn minh của Tiến sỹ Turnbull là một ngôi sao có trạng thái giống Mặt trời của chúng ta mang tên beta CVn, thuộc chòm sao Canes Venaciti (chó ngao), cách chúng ta chỉ độ 26 năm ánh sáng. Ngôi sao này được “chọn mặt gửi vàng” trên cơ sở xem xét 17.000 hệ mặt trời mà TS Turnbull nghi có sự sống.

Trong khuôn khổ chương trình kéo dài hàng chục năm nay mang tên Nghiên cứu Tìm kiếm Văn minh ngoài Trái đất (SETI), quá trình chọn lọc diễn ra rất kỹ lưỡng cho đến công đoạn chỉ còn năm ngôi sao.

Các ngôi sao này, qua tính toán, cho thấy có thể tạo ra những hành tinh bao quanh với cự ly không quá xa và cũng không quá gần để có đủ lượng nước trên bề mặt, điều kiện then chốt tạo nên sự sống.

TS Turnbull gạt ra ngoài danh sách các sao có những lưỡi lửa lớn vì có thể chúng còn quá trẻ. Các ngôi sao có khối lượng lớn hơn Mặt trời trên 1,5 lần cũng bị loại trừ vì cho rằng có tuổi thọ không đủ dài để có thể tạo ra cái gọi là các “vùng có thể có sự sống”. Các ngôi sao đôi cũng bị loại trừ vì bị cho là sẽ tương tác nhau và khó có thể tạo ra “vùng có thể có sự sống”.

Các nhà thiên văn học lâu nay tranh luận sôi nổi phương pháp truy tìm ET. Có ý kiến cho rằng nên dựa vào việc săn lùng các tín hiệu sóng vô tuyến lạ vốn có thể lan truyền trong không gian vô tận. Nhưng các nhà nghiên cứu Mỹ lại thiên về phóng vệ tinh vào vũ trụ để tìm kiếm.

Nghiên cứu bằng sóng vô tuyến gần đây trên 800 ngôi sao cho thấy không có tín hiệu nào của ET.

Nghiên cứu tìm ET bắt đầu từ một bài báo ấn hành năm 1959 trên tạp chí The Nature (Tự nhiên) của hai nhà khoa học Giuseppe Cocconi và Philip Morrison ở Đại học Cornell.

Từ đó đến nay, hầu hết các nghiên cứu tập trung tìm các “hố nước” trong vũ trụ cũng như tìm các chùm tia laser vì nhiều người tin rằng, trong một số trường hợp nào đó, thông điệp từ ngôi sao này sang ngôi sao kia bằng tia laser là tiện lợi hơn cả.

Liên quan đến sự không thành công trong việc tìm ET dựa vào sóng radio, các nhà nghiên cứu Christopher Rose ở Đại học Rutgers và Gregory Wright Hiệp hội Antiope, cả hai đều ở Mỹ, cho rằng, trừ phi các thông điệp gửi từ các nền văn minh khác bằng sóng radio đủ ngắn, đòi hỏi ít năng lượng hơn trên một đơn vị thông tin (bit), may ra thông điệp đó mới đi xa được.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.